Hiện nay trên thị trường có nhiều dự án đã được Sở Xây dựng cấp phép xây dựng nhưng mới chỉ là giấy phép giai đoạn 1 (xây phần ngầm), trong đó có quy định dự án không được chuyển nhượng căn hộ khi chưa hoàn thành nghĩa vụ tài chính...

Theo thông tin chúng tôi tìm hiểu, Vietcombank, Hoà Bình Corporation, Vietcomreal là những cái tên “bảo lãnh” cho tiến độ, an toàn và chất lượng dự án can ho florita garden luy ban bich Viva Riverside (1472 Võ Văn Kiệt và 445-449 Gia Phú, Phường 3, Quận 6) do Công ty TNHH Kinh doanh BĐS Việt Gia Phú làm chủ đầu tư.


Ngày 20/03/2016 Công ty TNHH Kinh doanh Bất động sản Việt Gia Phú và đơn vị phát triển dự án Vietcomreal ký kết tài trợ và hợp tác phát triển dự án Viva Riverside với các đối tác lớn ở các hạng mục: tài trợ tín dụng, hợp tác chiến lược kinh doanh thương mại, thi công xây dựng, thiết kế và cung cấp nội thất, tư vấn giám sát thi công, tư vấn quản lý và phân phối dự án du an bella vista nhằm hướng đến sự hoàn thiện dự án Viva Riverside ở mức cao nhất.

Theo những thông tin rao vặt tràn lan trên mạng internet, Dự án có quy mô 7.466 m2 với 26 tầng, khi hoàn thành sẽ cung cấp ra thị trường 567 căn hộ có diện tích từ 50 - 105 m2 (1 - 3 phòng ngủ), được xây dựng với tiêu chuẩn cao cấp. Giá căn hộ 1,4 tỉ đồng/căn. Ngân hàng Vietcombank là đơn vị cam kết cho vay tới 80% giá trị căn hộ trong 15 năm với lãi suất 0% trong năm đầu.

Tuy nhiên, trong giấy phép xây dựng (giai đoạn I - Phần ngầm) do Sở Xây dựng TP.HCM cấp cho chủ đầu tư là công ty BĐS Gia Phú, thì chủ đầu tư "phải thực hiện nghĩa vụ tài chính về quyền sử dụng đất theo đúng quy định của pháp luật và không được chuyển nhượng, mua bán căn hộ và phần diện tích thương mại, dịch vụ dưới mọi hình thức khi chưa hoàn thành nghĩa vụ tài chính và chưa được cấp phép xây dựng phần thân công trình".

Giấy phép xây dựng cũng lưu ý: “Chủ đầu tư phải liên hệ Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài chính, Cục Thuế thành phố để xác định và thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với khu đất dự án, lập thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định”.

Thế nhưng từ trước khi dự án được chính thức khởi công, ngay chính trên các trang web chính thức của Vietcomreal và nhiều sàn môi giới đã đưa thông tin rao bán rầm rộ dự án này. Thậm chí, một số sàn môi giới còn tổ chức các buổi nọi chuyện với khách hàng nhằm giới thiệu dự án cũng như chào bán.


Trong danh sách 35 dự án được Sở Xây dựng TP.HCM xác nhận đủ điều kiện được bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai gần đây cũng không có dự án Viva Riverside tại Quận 6.

Một khách hàng đang sinh sống tại quận 6 cho chúng tôi biết đang tham khảo dự án này vì có ý định mua để tặng cho vợ chồng đứa con út sắp lập gia đình. Nhiều môi giới chào bán với chính sách rất ưu đãi và hấp dẫn, nhưng khi gia đình ông hỏi đến tính pháp lý của dự án thì chỉ nhận được những câu trả lời rất qua loa.

"Đa số môi giới mà chúng tôi từng gặp nói chuyện chỉ nói thật nhiều về những ưu đãi, tính ưu việt của dự án này so với các dự án can ho vison 1 binh tan khác. Nhưng điều mà chúng tôi quan tâm nhất hiện nay là những giá trị pháp lý của dự án thì môi giới không trưng ra được", vị khách này nói

Cũng theo vị khách hàng này, vì muốn mua căn hộ tại đây nên gia đình ông đã âm thầm tìm hiểu thì mới phát hiện ra những thông tin trên. Tức là theo quy định của cơ quan chức năng, dự án phải được thực hiện đầy đủ các thủ tục về tài chính và xây lên phần thân mới được phép bán ra thị trường.

“Từ vụ The Harmona đến Bảy Hiền Tower, trước đây là hàng loạt dự án làm ăn chụp giật như 584, Ruby Land… chưa bao giờ khách hàng, người mua nhà phải chịu rủi ro như hiện nay”, Tiến sĩ Bùi Quang Tín, ĐH Ngân Hàng TP.HCM cho biết.

Còn theo ông Trần Trọng Tuấn, Giám đốc Sở Xây dựng TP.HCM, việc những dự án làm ăn không đàng hoàng cũng là hậu quả của trào lưu “nhà nhà làm bất động sản, người người làm bất động sản”. Rất nhiều chủ đầu tư “tay không bắt giặc”, thiếu vốn, thiếu chuyên nghiệp, thiếu hiểu biết pháp luật dẫn đến việc làm ăn tùy tiện, đánh quả một hai dự án. Theo ông, doanh nghiệp bất động sản đa phần làm ăn bài bản, có chiều sâu, chỉ tầm 15-20% là chụp giật nhưng gây hoang mang lớn cho thị trường.

“Cái này cũng có kẽ hở của quản lý nhà nước, có nhiều sơ hở và thiếu sâu sát. Sắp tới, cũng nên rà soát lại, không thể để những “con sâu” bất động sản “làm rầu” người mua nhà được”, ông Tuấn nói.