Đường Baldwin tại New Zealand được trao danh hiệu là đường dốc nhất thế giới, trong khi con đường khúc khuỷu nhất thuộc về Lombard ở Mỹ.



Dưới đây là 10 cái nhất của các con đường kỳ lạ trên thế giới.









<strong style="margin: 0px; padding: 0px;">Con đường dốc nhất thế giới[/B]

Đường Baldwin, Dunedin tại New Zealand được trao danh hiệu và biển tên đường là đường dốc nhất thế giới. Đường bắt đầu từ thung lũng Lindsay Creek cao 30 m nối với North Road ở độ cao 100m so với mực nước biển. Độ dốc trung bình của con đường này là 1:5 (độ dốc là đường nối tam giác của 5m chiều ngang và 1m chiều dài). Nơi dốc cao nhất lên tới 1:2,86.

Nhiều cuộc thi chạy hoặc lăn bóng tennis đã được tổ chức tại đây. Baldwin đặc biệt đến nỗi trở thành điểm thu hút du lịch nổi tiếng.













<strong style="margin: 0px; padding: 0px;">Con đường gấp khúc nhất thế giới[/B]

Đường Lombard<strong style="margin: 0px; padding: 0px;">,[/B] San Francisco, Mỹ là con đường khúc khuỷu nhất thế giới với 8 lượt gấp khúc kiểu zíczắc ngắn và đều nhau. Đường đủ rộng cho 2 ô tô đi ngược chiều nhau. Xung quanh các nếp gấp của đường, người ta trồng rất nhiều loại cây xanh và hoa.

Viêc đi bộ hoặc thử lái xe tại con đường này là một trong những trải nghiệm du lịch tại San Francisco. Lý do của sự uốn lượn này là vì đường phố quá dốc nên các đường gấp khúc lần lượt được xây nối tiếp nhau để đảm bảo an toàn cho xe cộ.













<strong style="margin: 0px; padding: 0px;">Con đường rộng nhất thế giới[/B]

Đại lộ 9/7 (9 de Julio) tại Buenos Aires, Argentina được mệnh danh là đường rộng nhất thế giới với chiều rộng đạt 140m và có tới 14 làn xe. Tên đường được đặt để tưởng niệm ngày Độc lập của Argentina.













<strong style="margin: 0px; padding: 0px;">Con đường hẹp nhất thế giới[/B]

Danh hiệu này thuộc về đường Spreuerhofstraße (hay còn gọi là đường số 77) tại Reutlingen, Đức. Đường được xây dựng từ năm 1727, khoảng cách rộng và hẹp nhất của đường là 50cm - 31cm. Với không ít người Đức, việc đi lại qua con đường này là một thách thức không hề nhỏ.













<strong style="margin: 0px; padding: 0px;">Đường dài nhất thế giới[/B]

Theo sách kỷ lục Guiness, đường dài nhất thuộc về cao tốc Pan-American<strong style="margin: 0px; padding: 0px;">, [/B]gồm một mạng lưới các con đường dài tới 48.000 km nối từ vịnh Prudhoe, Alaska chạy dọc Bắc Mỹ và Nam Mỹ tới tận Ushuia, Argentina.













<strong style="margin: 0px; padding: 0px;">Đường hầm dài nhất thế giới[/B]

Đường hầm<strong style="margin: 0px; padding: 0px;"> [/B]Laerdal ở Na Uy có chiều dài 24.5 km, trải từ Aurland, Laerdal nối liền Oslo và Bergen. Laerdal được xây dựng vào tháng 6/1992 nhằm giúp việc qua lại các thành phố toàn đường núi hoặc không có phà dễ dàng hơn.

Thách thức lớn nhất của đường hầm này là chuyến đi không được đơn điệu, nhàm chán. Do đó, nơi đây sử dụng các loại ánh sáng thay đổi mức độ màu khác nhau, thiết kế nhẹ nhàng hơn, có nhiều đường cong hơn mà không vi phạm nguyên tắc an toàn.













<strong style="margin: 0px; padding: 0px;">Đường nguy hiểm nhất thế giới[/B]

Đường nguy hiểm nhất thế giới thuộc về cung đường chết tại Bolivia, có tên<strong style="margin: 0px; padding: 0px;"> [/B]North Yungas<strong style="margin: 0px; padding: 0px;">. [/B]Đây chỉ là một đường đèo nằm ở độ cao 4.650 m, vừa cho 2 ô tô đi sát nhau và đi dần vào rừng nhiệt đới tại đèo La Cumbre.

Đặc biệt, đây lại là con đường duy nhất người Bolivia lái xe bên tay trái, đồng nghĩa với việc họ sẽ phải lái sát với mép vực. North Yungas không chỉ là cung đường quan trọng nối liền thủ đô La Paz với Coroico mà còn là điểm du lịch hấp dẫn của Bolivia, đặc biệt với những tay đạp xe leo núi chuyên nghiệp.













<strong style="margin: 0px; padding: 0px;">Đường lạnh nhất thế giới[/B]

Cung đường lạnh nhất thế giới thuộc về cao tốc Mc Murdo ở Nam Cực. Con đường này dài 1.601km nối Mc Murdo tới trạm Amundsen-Scott ở Nam Cực.

Đây không phải là đường nhựa mà hầu như chỉ toàn băng tuyết và được đánh dấu bằng những lá cờ nhỏ. Đường Mc Murdo chỉ được sử dụng cho việc vận chuyển nhiên liệu và hàng hóa tới trạm ở Nam Cực. Người ta thường phải mất tới 40 ngày để đi qua nơi đây.













<strong style="margin: 0px; padding: 0px;">Con đường đơn điệu nhất thế giới[/B]

Đường cao tốc Eyre nằm ở Australia dài 1.664 km nối liền Tây Úc với Nam Úc qua đồng bằng Nullarbor rộng lớn. Đây cũng được gọi là con đường nhàm chán nhất thế giới khi cả một chặng đường thẳng tắp vài nghìn cây số cảnh vật hai bên đường chẳng thay đổi nhiều.













<strong style="margin: 0px; padding: 0px;">Đường cao nhất thế giới[/B]

Đường cầu Millau Viaduct tại Pháp là đường cao nhất trên thế giới khi xe cộ phải lưu thông ở các tầng cao tới 343m so với mặt đất.

Con đường này dài 2.46km, được chia đều thành 6 chặng và nặng khoảng 36.000 tấn. Millau Viaduct nằm trên cây cầu vắt ngang thung lũng của sông Tarn ở phía bắc nước Pháp, được khai trương vào tháng 12/2004 sau 3 năm khởi công xây dựng.





<strong style="margin: 0px; padding: 0px;">Diệp Thảo[/B] (theo <em style="margin: 0px; padding: 0px;">10mostoday[/I])

Theo Vnexpress.net

Theo dulich.vn