Món ăn chính của người Việt được biến tấu thành những loại cơm vô cùng đặc biệt.


Cơm là một thành phần không thể thiếu trong mọi bữa ăn của các gia đình Việt. Cùng với sự phát triển của văn hóa ẩm thực, món cơm Việt ngày càng phong phú với nhiều cách nấu, biến tấu khác nhau tùy từng vùng miền.

Cùng Tiin.vn đi dọc Việt Nam, khám phá 12 món cơm đặc trưng của các vùng:

<strong style="border: 0px; margin: 0px; padding: 0px; ">1. Cơm Lam Tây Bắc[/B]

Cái tên cơm lam tưởng chừng như đơn giản nhưng đó lại là một món ăn mang đầy tính nghệ thuật. Muốn ăn cơm lam thì phải lên Tây Bắc, nơi có bản làng của người Thái, Tày, Nùng, Mông, Mường, Dao – những người nắm giữ sự tinh túy của hạt gạo vùng cao... “Lam” theo tiếng dân tộc có nghĩa là nướng chín một thứ nào đó trong ống nứa. Cơm lam cũng vậy. Sau khi cho gạo cho vào ống nứa non cùng nước suối nguồn, những ống nứa này sẽ được nướng trên lửa. Ống dùng nấu cơm lam phải còn tươi để khi cơm chín, hạt cơm quyện thêm một chút vị ngọt và mùi đặc trưng của tre. Nứa thường được chọn lúc bánh tẻ, non quá hay già quá đều không được.

Với kinh nghiệm của người dân bản địa thì khi nào ngửi thấy mùi thơm của cơm tức là cơm đã chín. Khi ăn, bạn bóc lớp nứa lấy lõi cơm và cắt từng miếng tròn đẹp mắt. Cơm có thể chấm muối vừng, muối lạc hoặc ăn kèm với các món ăn mặn.




Món cơm lam làm say lòng nhiều thực khách


<strong style="border: 0px; margin: 0px; padding: 0px; ">2. Cơm nắm muối vừng[/B]

Đơn giản, dễ làm, rẻ tiền, chắc bụng, để được lâu là những ưu điểm vượt trội của món cơm nắm muối vừng. Món ăn này ngày xưa được các gia đình nông dân làm từ buổi tối để dành cho bữa sáng hôm sau hoặc để ăn đường khi phải đi xa. Ngày nay, người Hà Nội thường mua cơm nắm muối vừng trên vỉa hè, do những người từ các miền quê ra bán.

Cách làm món ăn này khá đơn giản. Gạo làm cơm nắm được xát 3 lần để đảm bảo độ trắng. Cơm nấu hơi nát một chút cho dễ nắm. Khi nắm cơm, người làm sẽ bọc chúng trong một tấm vải trắng, vừa nắm vừa xoay cho miếng cơm tròn đều, chú ý phải dùng lực vừa đủ để miếng cơm nắm được chặt tay.

Mỗi suất cơm nắm kèm muối lạc có giá 5 nghìn đồng, hoặc là 7 nghìn đồng nếu có thêm ruốc. Cơm nắm là một lựa chọn tốt cho người có ít thời gian và rất tiện để mang đi.




Cơm nắm được bán trên các vỉa hè khắp các đường phố Hà Nội. Gạo làm cơm nắm được xát tới 3 lần để đảm bảo độ trắng





Giá rẻ, để được lâu, cơm nắm là lựa chọn tốt cho người bận rộn


<strong style="border: 0px; margin: 0px; padding: 0px; ">3. Cơm cháy Ninh Bình[/B]

Du khách thập phương về Ninh Bình trước là để thăm cố đô Hoa Lư sau là thưởng thức món cơm cháy đặc sản hơn 100 năm tuổi.

Cơm cháy ở Ninh Bình đặc biệt bởi hạt gạo nếp hương tròn, chắc. Khi nấu phải dùng nồi gang đun trên bếp củi thì mới giữ được hương vị truyền thống, miếng cơm cháy vàng thơm, vừa dẻo vừa ngon. Sau khi phơi từ 2 – 3 nắng, miếng cơm cháy được chiên giòn và dùng ngay trong ngày. Ăn kèm cơm cháy là nhiều loại thức ăn đa dạng từ thịt bò, thịt heo cho đến các loại rau như hành tây, nấm rơm, cà rốt và cà chua.




Cơm cháy ăn kèm ruốc, thịt dê


<strong style="border: 0px; margin: 0px; padding: 0px; ">4. Cơm hến Huế[/B]

Cơm hến là một trong nhiều đặc sản mà người Huế dùng để tiếp đãi những vị khách phương xa. Món ăn thanh đạm này gồm cơm nguội, hến cùng ít rau sống trộn đều lên và thưởng thức. Vị ngọt của hến, vị bùi bùi của lạc rang, mùi thơm của rau sống cùng vị cay cay của ớt đã làm nên sức quyến rũ của món ăn này. Quả là không sai nếu nói khi đến Huế mà chưa ăn cơm hến thì xem như chưa từng đến đó.




Món cơm hến, đặc sản đất cố đô (Ảnh: Michaël Rheault)


<strong style="border: 0px; margin: 0px; padding: 0px; ">5. Cơm âm phủ Huế[/B]

Cơm âm phủ Huế là một trong những món ăn đại diện tiêu biểu về nghệ thuật chế biến và đậm nét văn hóa ẩm thực Huế. Cơm Âm phủ gồm nhiều nguyên liệu như thịt heo luộc; chả lụa Huế; trứng chiên; tôm, nem chua; dưa gang; cà chua, ngò… Đặc biệt, thành phần chính của món ăn này là cơm phải được nấu bằng gạo thơm, mềm dẻo, chất lượng tốt.

Với hương vị hài hòa cùng lối bài trí phảng phất nét cung đình, cơm âm phủ Huế làm cho thực khách đã ăn một lần là nhớ mãi.







<strong style="border: 0px; margin: 0px; padding: 0px; ">6. Cơm gà Tam Kỳ[/B]

Vượt qua cái nắng gió hanh hao của miền Trung, xuyên suốt quốc lộ 1A đoạn qua Tam Kỳ là lời mời nồng hậu của người dân địa phương cùng món đặc sản cơm gà nức tiếng.

Cơm gà thì nhiều vô số nhưng cơm gà Tam Kỳ mang đến sự khác biệt tinh tế từ nguyên liệu cho đến cách chế biến. Thịt gà bắt buộc phải là gà ta thả vườn, tuy con nhỏ nhưng cho thịt chắc, mềm, da mỏng. Gạo phải là loại thơm, nấu với nước luộc gà pha ít bột nghệ tạo màu vàng hấp dẫn, dẻo nhưng không bở. Khi nấu chín gia, da gà bên ngoài căng bóng, thịt bên trong chín mềm nhưng không bở.

Đĩa cơm gà Tam Kỳ như bức tranh ẩm thực với màu vàng của cơm, màu trắng của thịt gà, màu xanh của ngò, rau dăm như tái hiện khung cảnh làng quê miền Trung thật hài hòa và bình yên.




(Ảnh Internet)


<strong style="border: 0px; margin: 0px; padding: 0px; ">7. Cơm Niêu Đà Nẵng[/B]

Có xuất xứ từ miền Trung nhưng cơm niêu đã lan rộng ra khắp cả nước bởi sự độc đáo trong cách thưởng thức. Tuy chỉ là một món cơm bình dân, nhưng nhờ cách chế biến tỉ mỉ đầy công phu nên rất nhiều người ưa thích.

Muốn có niêu cơm ngon thì trước tiên phải tìm cho được cái niêu vừa ý, nắp niêu phải kín, không vênh hay lệch. Gạo được vo sạch rồi cho vào niêu nấu chín. Khi cơm vừa cạn nước, được tiếp tục vùi vào trong tro, than trong khoảng 20 phút để cơm chín hẳn. Thưởng thức cơm niêu với các món cá kho tiêu, kho tộ cùng bát canh rau xanh mát, bất kỳ thực khách khó tính nào cũng phải hài lòng.




Niêu cơm vừa trắng lại vừa thơm, ăn cùng cá kho, thịt kho là ngon tuyệt (Ảnh: Pinee)


<strong style="border: 0px; margin: 0px; padding: 0px; ">8. Cơm tấm Sài Gòn[/B]

Cơm tấm là món ăn bình dị nhưng nổi tiếng của đất Sài Gòn với nhiều nguyên liệu ăn kèm hấp dẫn như: sườn, phá lấu, chả, nem... khiến thực khách khó có thể bỏ qua. Với người Sài Gòn, ăn cơm tấm mãi cũng chẳng bao giờ thấy ngán.

Cơm tấm từng được gọi là cơm nhà nghèo vì nấu bằng hạt tấm (những mảnh hạt gạo vỡ vụn), còn ngày nay thì người ta phải xay gạo mới có đủ hạt tấm để nấu cho hàng triệu thực khách. Một đĩa cơm tấm ăn kèm với sườn, bì, chả, trứng, mỡ hành và nước mắm sẽ khiến cho các vị giác của bạn “tê liệt” bởi vị ngon của nó.




Cơm tấm – món ăn quen thuộc của người Sài Gòn (Ảnh: Đạt Thành)


<strong style="border: 0px; margin: 0px; padding: 0px; ">9. Cơm ghẹ Phú Quốc[/B]

Món ăn dân dã của những ngư dân đảo Phú Quốc đã dần trở thành món đặc sản khi ai đó nhắc đến hòn đảo thanh bình này. Thực chất món cơm ghẹ chỉ là món cơm trộn và xào ăn cùng với thịt ghẹ đã được cách điệu từ món cơm trắng hàng ngày của người dân. Cái quan trọng nhất của món ăn này là thịt ghẹ bỏ vào chảo xào sau khi phi tỏi vàng cùng với hành tây, cơm trắng. Cơm khi xào xong được ăn kèm với dưa leo thái nhỏ, rau tươi, cà chua xắt lát dùng với nước mắm pha chế sẵn. Đây là món ăn ngon, giàu chất đạm, vị lạ đặc trưng rất ấn tượng và cũng rất khó quên.




Cơm ghẹ Phú Quốc (Ảnh PhuQuocTravel)


<strong style="border: 0px; margin: 0px; padding: 0px; ">10. Cơm Dừa – Bến Tre[/B]

Nhắc tới Bến Tre là nghĩ đến những món ăn được chế biến từ dừa. Đặc biệt, người dân nơi đây đã biến món cơm dân dã hằng ngày trở thành một đặc sản lạ lẫm khi kết hợp với dừa - món cơm dừa.

Những trái dừa xiêm được cắt ngang làm một vật dụng chứa cơm và nước dừa dùng để nấu chín gạo. Sau đó, phần gạo và nước được hấp cách thủy để giữ trọn vẹn hương thơm, vị ngọt trong mỗi hạt cơm. Với trái dừa xinh xắn trắng ngà, mùi thơm beo béo của hạt cơm hòa quyện cùng làn khói bốc lên làm cho tất cả các giác quan của bạn khó có thể cưỡng lại được sự hấp dẫn.




Cơm dừa Bến Tre (Ảnh: Ngôi nhà ẩm thực)


<strong style="border: 0px; margin: 0px; padding: 0px; ">11. Cơm rang[/B]

Cơm rang làm món ăn phổ biến mà miền nào cũng có. Mỗi nơi lại có cách chế biến khác nhau tạo nên sự đa dạng, phong phú của các món cơm rang trên khắp cả nước. Cơm rang vừa hội tụ tinh túy ẩm thực, vừa là cách để người Việt tiết kiệm triệt để số cơm không dùng hết để chế biến thành món ăn hấp dẫn.

Về cơ bản, để làm cơm rang bạn có thể tận dụng số cơm nguội, cho dầu hoặc mỡ vào chảo phi thơm hành, tỏi và cho cơm vào đảo cùng các gia vị. Bạn có thể kết hợp với rất nhiều thực phẩm khác nhau để chế biến cơm rang như: trứng, hải sản, thịt bò, dưa chua, đậu hà lan, ngô ngọt....




(Ảnh: Internet)


<strong style="border: 0px; margin: 0px; padding: 0px; ">12. Cơm nị[/B]

Đây là một món cơm truyền thống của người Chăm, Châu Giang, An Giang, cơm nị thường ăn kèm với cà púa - một món ăn được chế biến từ thịt bò. Cơm nị là sự kết hợp giữa gạo và sữa, thêm một chút nho khô tăng thêm khẩu vị. Cơm nị - cà púa thơm mùi sữa, vị ngọt, béo kết hợp, cùng với vị bùi của lạc rang, vị cay của ớt khiến thực khách say lòng.






Theo Soha.vn




Theo dulich.vn