Nhà thiết kế Minh Hạnh sinh năm 1961, là một trong những "cây đại thụ" của làng thời trang Việt Nam. Cảm hứng thiết kế chủ đạo của bà là việc chú trọng giữ gìn và phát huy vẻ đẹp cổ truyền dân tộc thông qua các chất liệu thổ cẩm, lụa, sừng…, bên cạnh đó cũng không hề quên biến thể mới mẻ theo cách vô cùng uyển chuyển và sinh động.





<br style="margin: 0px; padding: 0px; color: rgb(0, 0, 0); arial; ">
Với cố gắng sáng tạo không biết mệt mỏi, bà đã có nhiều thành quả vinh quang trong sự nghiệp thiết kế của mình. Năm 1997, nhà thiết kế Minh Hạnh đoạt giải ở cuộc thi thiết kế Makuhari Grand Prix tại Nhật. Sau đó, bà là nhà thiết kế Việt đầu tiên có vinh dự giới thiệu 100 mẫu áo dài tại đền Kiyomizu Dera, nơi chưa từng có ai có cơ hội được trình diễn tại đây kể cả giới thiết kế Nhật Bản. Năm 2006, nhà thiết kế Minh Hạnh được Pháp tấn phong Hiệp sĩ Nghệ thuật và Văn chương. Ngoài ra, mẫu trang phục của bà còn được trưng bày tại Bargoin – là bảo tàng nghệ thuật đẹp nhất ở Pháp và tham gia lễ hội quốc tế dệt may đặc biệt tại Pháp do UNESCO tài trợ...<br style="margin: 0px; padding: 0px; color: rgb(0, 0, 0); arial; ">
<br style="margin: 0px; padding: 0px; color: rgb(0, 0, 0); arial; ">
Đặc biệt, nhà thiết kế nữ tài năng này là người góp công đầu trong việc quảng bá hình ảnh tà áo dài Việt Nam đầy quyến rũ và mê hoặc ra toàn thế giới. Hiện tại, bà vẫn là nhà thiết kế hàng đầu Việt Nam, giữ vị trí cao nhất tại Tuần lễ Thời trang Việt - sự kiện tôn vinh thiết kế Việt quan trọng, diễn ra thường niên.


<strong style="color: rgb(3, 24, 29); Arial, Helvetica, sans-serif; ">Tuổi thơ....[/B]



<strong style="color: rgb(3, 24, 29); Arial, Helvetica, sans-serif; ">Từ một cô gái nhỏ được cha mẹ chăm lo như tiểu thư, mỗi bước ra đường đều có xe hơi đưa đón, chớp mắt tôi đã trở thành đứa học trò nghèo vừa học vừa đi may gia công…[/B]




Tôi sinh ra ở Pleiku trong một gia đình gốc Huế. Ngày nhỏ, tôi cứ mải miết đi theo những dải màu óng ả trên váy áo của thiếu nữ người dân tộc thiểu số miền phố núi...



Tay tôi thường khẽ chạm vào chúng rồi nắm lấy những sắc màu rực rỡ đó như vô thức. Đêm về, những dải màu còn len lỏi vào giấc mơ tuổi thơ. Điều này khiến mẹ tôi lo lắng. Bà sợ họ sẽ dẫn tôi đi mất hoặc “thư” tôi (một cách bỏ bùa, thuốc độc để hại người). Tôi vẫn làm điều mình thích mà không hề biết được sự lo lắng trong mẹ như thế nào.



Sau đó, gia đình tôi chuyển đến Đà Nẵng rồi Sài Gòn. Ngày đi, hành trang duy nhất tôi mang theo là chiếc máy may. Không hẳn đó là món đồ đắt tiền nhất mà bởi đó là thứ tôi yêu thích nhất. Với nó, tôi đã nhiều lần cả gan lén cắt gấu áo dài của mẹ để may áo váy cho búp bê. Với nó, tôi từng tự may cho mình bộ quần áo đầu tiên năm 10 tuổi. Và cũng với nó, tôi đã tự may chiếc áo dài đi học đầu tiên năm vào lớp 6, 12 tuổi …



Những ngày đầu ở Sài Gòn, cả nhà tôi bắt đầu làm quen với giai đoạn mới: tuột dốc kinh tế. Ngoài buổi đến trường, tôi cặm cụi may đồ xuất khẩu trong hợp tác xã với tiêu chuẩn 1cm là đúng bốn mũi kim. Những mảnh vải được cắt ra, may lại trở thành chén cơm manh áo, không còn là trò chơi của chị em tôi.



Cuộc sống ở nơi chốn mới có nhiều điều khác biệt. Hễ đến chủ nhật là tôi cùng mọi người đi tàu lên Trảng Bom chăm sóc vườn khoai mì. Thay cho những bộ quần áo bằng lụa mềm mượt, óng ả và mát lạnh, tôi chỉ có vài chiếc áo và một chiếc quần vải. Giai đoạn dậy thì của tôi rơi đúng khoảng thời gian giao thời đó. Ngày nào, tôi cũng đạp xe cà tàng đi học từ quận 4 đến Bà Chiểu - Gia Định. Đều đều mấy lần tôi xuống xe, đỡ dây sên vào đúng khớp quay của nó.



Thỉnh thoảng, nhớ những ngày mỗi bước chân ra đường đều có xe hơi riêng đưa đón, tôi hơi tủi thân. Nhưng nỗi buồn con gái mới lớn không ở lại lâu. Khi đũng quần bị mòn, tôi đắp vào đó hai miếng vải rồi quay ngược quần ra phía trước. Đũng quần tiếp tục mòn, tôi đắp thêm hai miếng vải mới. Tôi xem đó là cách thích nghi trong hoàn cảnh thiếu thốn…



Sau khi tốt nghiệp mỹ thuật Gia Định, tôi xin về Duyên Hải làm thông tin cổ động, sau đó vào làm họa sĩ trình bày ở báo Tuổi Trẻ, báo Công Nhân Giải Phóng (nay là báo Người Lao Động). Không bước ra từ trường dạy thiết kế báo, tôi vừa làm vừa rút tỉa kinh nghiệm qua những cuộc tranh luận nảy lửa với các đồng nghiệp là thế hệ đàn anh đã dìu dắt tôi trên con đường làm báo.



Khi chuyển sang báo Phụ Nữ TP.HCM, dì Phương Điền - tổng biên tập lúc bấy giờ - gợi ý tôi làm trang báo thời trang. Vải là vải bao cấp, người mẫu là nhân viên báo. Tôi cắt may, làm bản vẽ kỹ thuật và chụp hình đưa lên báo. Đó là trang báo thời trang đầu tiên của Việt Nam.



Năm 1990, tôi nhận được học bổng của khóa thiết kế đồ lót tại Indonesia. Năm 1992, Công ty Legamex mời tôi về làm giám đốc, triển khai Trung tâm thời trang Việt Nam đầu tiên là Legafashion. Năm 1994, Viện Mẫu thời trang VN ra đời. Lãnh đạo ngành dệt may mời tôi về làm việc tại đây.



Ví mình như một con tằm nhả tơ một kiếp hay một cây măng có nhiều lớp vỏ, tôi tự lập cho mình thời khóa biểu sát sao từ 8 giờ sáng đến 1, 2 giờ sáng hôm sau. Tôi tìm hiểu các sự kiện gắn liền với đời sống như thời sự, nhu cầu vui chơi, thể loại âm nhạc của đối tượng mà mình nhắm tới và tiếp cận một số kiến thức khác về các loại máy móc thiết bị, cả quy trình công nghệ liên quan việc thiết kế, ánh sáng, nhiếp ảnh… Những thông tin đó sẽ giúp tôi sản sinh những “lớp vỏ” sau đa sắc hơn những “lớp vỏ” trước.







Lúc nhỏ tôi nghĩ mình bị “đì”. Ít ai biết rằng sau khi bước từ xe hơi vào nhà, các chị em tôi phải tự nấu cơm, giặt giũ, dọn dẹp nhà cửa, thậm chí cho heo ăn và…tắm heo dưới sự “chỉ đạo” của mẹ tôi và bốn người giúp việc.

Nhưng dường như nhờ vậy mà chị em tôi không cảm thấy hụt hẫng hay hoang mang khi kinh tế gia đình sa sút. Sau này gặp khó khăn lớn hơn, tôi nhận ra mình có khả năng đề kháng mạnh mẽ để đứng vững và đi tiếp.







Những chương trình và bộ sưu tập mà Minh Hạnh thực hiện như sau:



- Tham gia Festival "Đêm trắng Paris" 2002

- Ấn tượng trang phục Hội An- Ký ức thời gian- ( 26.03.2005)

- Bộ sưu tập Rồng và Bướm đài truyền hình Italia phát sóng đêm Giáng sinh 2006.

- Chương trình Alle Felde Del Kilimangiaro của đài truyền hình Ray Italia

- Tuần lễ thời trang Thu Đông Xuân Hè 2006.

- Thời trang tiên phong Asian.



- Tuần lễ thời trang Roma 2009...



Nhà thiết kế Minh Hạnh được Pháp tấn phong Hiệp sĩ Nghệ thuật và Văn chương ngày 5.07.2006.



<em style="margin: 0px; padding: 0px; border: 0px; font-weight: inherit; ">Ảnh: Ông Tổng Lãnh Sự Pháp tại TPHCM gắn huy chương

Hiệp sĩ nghệ thuật và văn chương cho nhà thiết kế Minh Hạnh[/I]

Nếu bạn đã từng thấy chị xuất hiện trên màn hình, nghe giọng nói ngọt lịm âm sắc Huế, coi cặp mắt hun hút sắc nâu mà nghĩ một Minh Hạnh của thế giới thời trang lúc nào cũng thong dong, nhẹ nhàng thì chưa hiểu bao nhiêu về chị.



Có một thứ mà từ bé tới giờ, NTK Minh Hạnh giữ nguyên - là mái tóc đen. Đen dài, đổ xuống lưng như một lời tuyên bó sâu xa về thời trang. Cái đẹp nhất là sự phù hợp nhất. Khi tạo dựng phong cách cần phải biết tiết chế những cái thừa. Tiêu chí lựa chọn: giản dị và tự nhiên, Minh Hạnh chắt lọc trong đó để luôn luôn làm mới mình. Còn phù hợp cái gì nhất thì khai thác tới tận cùng.



Mọi người vẫn nghĩ, Minh Hạnh mang tử vi số nhàn tênh khi ngập trên con đường tơ lụa của những sắc màu, kiểu dáng. Nhưng thực sự chị vất vả nhiều hơn vì nó. Chẳng phải do đôi bàn tay khô gầy mách lẻo, cuộc sống của một NTK thời trang chuyên nghiệp đã đủ kéo chị vào vòng xoáy lao động cực nhọc rồi. Tiêu chuẩn tối thiểu của một NTK thời trang chuyên nghiệp phải có 2 bộ sưu tập cùng 120 mẫu trong năm - riêng chị, tới ngày 12/7 vừa rồi, lắc đầu cười không nhớ nổi từ đầu năm đến giờ mình vắt óc biết bao nhiêu mẫu. Không chỉ 3 ngày/mẫu như mọi người, có lẽ là hàng ngày. Đổi lại, chị chấp nhận một thời khoá biểu nghiệt ngã từ 8h sáng kéo dài tới 1-2h sáng hôm sau. Đương nhiên là cắt bỏ những cuộc chuyện trò cà fê Sài Gòn muôn màu, luôn về muộn trong các bữa cơm chiều… Cái nghề chị tự nhận xét hóm hỉnh là "bóc vỏ" liên xoành xoạch, khi không nào đứng yên .



Trên sàn diễn catwalk, Minh Hạnh là NTK Việt Nam sáng giá nhất, thu được nhiều thành công nhất, được nhiều Đài TH nổi tiếng trên thế giới phỏng vấn: CNN, NHK, TF1, TF2, RAI, CCTV… Trong công việc, chị chạm tay vào tất cả các khâu tỉ mỉ, từ việc chọn nguyên liệu, chiếc nút áo, đường chỉ, đường viền. Chẳng có qui định nào bắt buộc nhưng chị có thể sử dụng tất cả các loại máy may công nghiệp, am hiểu công nghệ dệt, nhuộm, may. Chị nói, mình có năng khiếu với mấy thứ máy móc đó. Nhưng nào phải có thế thôi. Công việc của NTK buộc chị phải am hiểu và hoà vào nhịp điệu náo nhiệt của cuộc sống.



Năm nay chị bốn mấy tuổi nhưng phải sống để hiểu thế hệ tuổi 20. Cho dù không thiết ăn chơi cũng phải biết rõ điều mới lạ đang diễn ra, những nhu cầu vui chơi, thậm chí phải nhảy đầm giỏi, nhạc cảm tốt, hiểu về ánh sáng, chụp hình tốt, nắm rõ những kỹ thuật trang điểm, mỹ phẩm… Tất cả tựu chung cho nghề bởi cảm xúc của một NTK phải có đầy đủ thông tin, công nghệ và làm việc một cách khoa học mới có được những sản phẩm đẹp.



Chị chẳng nói nhưng nụ cười xinh, đôi mắt lấp lánh ánh nhìn mơ màng, giọng nói chậm và đều như thủ thỉ mách bảo chị là người đa cảm. Nhưng có lẽ ít người chứng kiến phút yếu đuối đó bởi Minh Hạnh buộc phải trở về thế giới tơ lụa ào ạt của mình. Khi được hỏi, có khi nào chị sợ mình không đủ sức chạy theo làn sóng của thời trang, không đủ sức để tự "bóc vỏ" mình nữa - Minh Hạnh chỉ nói một chữ thôi: Không!



Một số quan điểm nghề nghiệp của NTK Minh Hạnh:



" Điều khó nhất đối với các nhà thiết kế thời trang là đi tìm nét độc đáo trong sự bình thường nếu như tìm nét độc đáo trong sự bất thường thì sẽ bị lọt ra quy đạo bất thường ấy."



<em style=" Helvetica, Arial, sans-serif; color: rgb(51, 51, 51); ">"Đạo đức của nghề thiết kế nằm ở trái tim, phải tạo ra sản phẩm bằng cảm xúc thật của chính bản thân chứ không phải là thứ cảm xúc vay mượn, thứ thiết kế copy, nhặt nhạnh, nặng hơn là ăn cắp từ cảm xúc của người khác", nhà tạo mẫu lão làng Minh Hạnh chia sẻ.[/I]



" Tôi phải giải thích lại rằng, vay mượn và phát huy trên nền tảng những thiết kế cũ là khác nhau. Phát huy chính là nắm được "cái thần" của tác phẩm, phát triển dựa trên tinh hoa của nền văn hóa ấy, nó là ý tưởng không nằm trên phom dáng, chất liệu mà nằm ở linh hồn của thiết kế. Còn những thứ cop nhặt thường giống tác phẩm cũ đến từng phom dáng, kiểu cách, thậm chí là màu sắc.

Điều quan trọng là, khán giả hiện nay rất tinh ý và có kiến thức. Đừng bao giờ xem thường họ. Chỉ cần nhìn họ cũng có thể đoán ra thiết kế có cóp nhặt hay không?

NTK muốn lãnh hội được linh hồn trên nền tảng của một thương hiệu nổi tiếng hay một thiết kế cũ thì phải biết "chạm" vào trái tim của người yêu thời trang trước khi tác phẩm được tung hô, bày bán tại cửa hàng, đừng đưa cho họ những thức tạp nham và không có giá trị của sự sáng tạo."



"Là NTK, cần phải bình tĩnh, bước đi từ từ, đừng bao giờ vội vàng. Bạn đừng nghĩ vội vàng trong nghệ thuật. Cái gì tồn tại lâu và chạm được vào trái tim của hàng triệu người đều phải có đầu tư thời gian, chất xám và bằng cả trái tim của mình.

Tôi nói thật, nghề thiết kế vừa có tiền lại vừa có tiếng. Thế nhưng để có cả hai thứ đó, bị kịch họ lại tăng gấp đôi. Bởi thế, để tránh khỏi bi kịch, các NTK trẻ phải chấp nhận đến với nghề bằng sự chân thực nhất. Những ánh hào quang, phù hoa xung quanh mình đều phải xuất phát từ sự chân thực.

Việc đầu tiên của các NTK muốn thành công đó là phải có đạo đức. Đạo đức đây không phải là hiền lành, gọi dạ bảo vâng. NTK đôi khi cá tính, sắc sảo lắm chứ! Đạo đức của nghề thiết kế nằm ở trái tim, phải tạo ra sản phẩm bằng cảm xúc thật của chính bản thân chứ không phải là thứ cảm xúc vay mượn, thứ thiết kế copy, nhặt nhạnh, nặng hơn là ăn cắp từ cảm xúc của người khác."



"Có một thực tế mà những NTK trẻ vẫn chưa nhận thức được, đó chính là việc dùng chất liệu của các nước khác. Tác phẩm của các bạn làm ra có thể khiến người ta thích thú, nhưng sự ngưỡng mộ không có. Mà sự ngưỡng mộ luôn luôn kèm theo sự kính trọng. Các bạn đã bỏ qua một tài nguyên vô cùng quý giá của chính đất nước mình.

Trong khi chúng ta hoàn toàn có thể tạo ra những giá trị mang tính lịch sử, tại sao lại không làm? Vải dệt thô ở Việt Nam có thể chưa hoàn chỉnh về chất liệu, nhưng chúng ta bắt đầu có tiếng nói riêng đối với bạn bè quốc tế. Nhiều người nước ngoài thốt lên kinh ngạc thế nào khi cầm trên tay tấm vải thổ cẩm thô chất liệu sợi tơ mỏng manh và rất khác biệt của người Việt Nam. Đó chính là lý do mà tôi lựa chọn và vẫn luôn khai thác chất liệu thổ cẩm trong nhiều năm nay.

Nhiều người nói rằng tôi điên vì khai thác chất liệu hiếm hoi này. Thế nhưng, tôi lại thích, lại đam mê. Bạn thấy đấy, khi tôi khai thác thổ cẩm, rất ít người để ý đến chúng. Nhưng một năm sau, nó có mặt trên thị trường với giá thành sản phẩm rất lớn."

"Tôi đã từng đi vào vùng A Lưới xa xôi, và vô cùng ngạc nhiên khi thấy một cụ già dân tộc ngồi dệt thổ cẩm nhưng lại nghe nhạc của Michael Jackson, rất hiện đại và sành điệu. Họ làm thế để làm gì? Theo bạn? Họ muốn tạo cảm xúc riêng cho chính mình trên chính tấm vải mà họ dệt ra.

Cảm xúc bất chợt trên từng tấm vải của mỗi người dân tộc khi dệt ra tấm vải hoàn toàn không "đụng hàng". Đó mới là vốn rất quý đối với những nhà thiết kế hiện nay nhưng nhiều bạn bỏ phí."

Một số mẫu thiết kế của NTK Minh Hạnh:















































Tổng hợp Dulich.vn

Theo dulich.vn