Không phải người Hà Nội gốc, Nguyễn Vinh Phúc vốn là một nhà giáo dạy tiếng Pháp, Văn, Sử, Địa nhưng ông lại có một niềm đam mê đặc biệt với Hà Nội để rồi suốt mấy chục năm gắn bó, tận tụy ghi chép, gìn giữ những hồi ức đẹp về Hà Nội, và trở thành nhà nghiên cứu lỗi lạc về Thủ đô.







Nhà Hà Nội học Nguyễn Vinh Phúc. (Ảnh: TT&VH)



Những công trình nghiên cứu, những tập sách, bài báo ông viết về mảnh đất ngàn năm văn hiến đã thực sự trở thành tài liệu quý giá trong kho tư liệu về Hà Nội được bạn đọc ưa chuộng.<br style="margin-bottom: 3px; padding: 0px;">
<br style="margin-bottom: 3px; padding: 0px;">
Ngoài các tác phẩm như "Danh nhân Hà Nội"(1970), "Ca dao - ngạn ngữ Hà Nội" (1984);"Đường phố Hà Nội" (1979), "Hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn" (2003), "Hà Nội qua những năm tháng" (2004), Nguyễn Vinh Phúc còn chủ biên năm bộ: "Đường Hà Nội," "Hỏi đáp 1.000 năm Thăng Long," "Du lịch Hà Nội," "Thần tích Hà Nội và tín ngưỡng thị dân;" "Lịch sử Thăng Long-Hà Nội."<br style="margin-bottom: 3px; padding: 0px;">
<br style="margin-bottom: 3px; padding: 0px;">
Đầu tháng tư năm 2009, ông ra mắt tập sách thứ 15 về Hà Nội mang tên "Hà Nội - Cõi đất, con người" dày gần 500 trang (Nhà xuất bản Trẻ). Những bài viết trong cuốn sách được tuyển chọn từ hàng trăm bài nghiên cứu của ông trên các tạp chí, nguyệt san. Ông cũng đang gấp rút hoàn thành cuốn "Địa chí vùng Hồ Tây" dày 800 trang, hứa hẹn hoành tráng hơn "Mặt gương Tây Hồ" dày 300 trang xuất bản năm 2004. <br style="margin-bottom: 3px; padding: 0px;">
<br style="margin-bottom: 3px; padding: 0px;">
Trước đây đã có một số người nghiên cứu về Hà Nội như các cụ Doãn Kế Thiện, Hoàng Đạo Thúy, rồi Trần Quốc Vượng, Thừa Hỷ... Song mỗi người thường chỉ đi vào một mảng đề tài, khía cạnh nào đó, còn để cả đời nghiên cứu tỉ mỉ, sâu và toàn diện về Hà Nội thì đó là Nguyễn Vinh Phúc.





<br style="margin-bottom: 3px; padding: 0px;">
Danh xưng “Nhà Hà Nội học” được “ấn loát quan phương xác nhận” - chính thức hóa trong văn bản là từ cuốn "Hà Nội - Thủ đô nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam" xuất bản năm 1984. Và danh xưng yêu mến đó theo ông mãi đến hôm nay. <br style="margin-bottom: 3px; padding: 0px;">
<br style="margin-bottom: 3px; padding: 0px;">
Quê gốc Hưng Yên, vốn là con trong một gia đình công chức, từ nhỏ ông đã được đi rất nhiều nơi như Thanh Hóa, Huế, Nha Trang... và đặc biệt là Hà Nội. Tình cảm về Hà Nội có trong ông từ ấu thơ. Tham gia kháng chiến đến năm 1948, vì sức khỏe yếu, ông chuyển sang làm nghề dạy học. Năm 1955, ông về Hà Nội, cùng giảng dạy với những nhà giáo nổi tiếng uyên bác thời đó như Nguyễn Giang, Đoàn Phú Tứ, Nguyễn Uyển Diễm... <br style="margin-bottom: 3px; padding: 0px;">
<br style="margin-bottom: 3px; padding: 0px;">
Để không thua kém các nhà giáo trên, không vừa lòng với sách giáo khoa, ông tự nghiên cứu thêm về Hà Nội để làm phong phú cho bài giảng của mình. Đây cũng là thời điểm người các nơi kéo về Hà Nội khá đông, và đa phần trong số họ không hiểu gì về Hà Nội. Vậy là ông gửi các báo như Thủ đô Hà Nội, Độc lập, Lao động... để đăng những nghiên cứu của mình từ những năm 1960. <br style="margin-bottom: 3px; padding: 0px;">
<br style="margin-bottom: 3px; padding: 0px;">
Trong khoảng 30 năm sau đó, đều đặn tuần nào ông cũng có bài đăng, điều này đã giúp cho các nghiên cứu của ông đến được với nhiều người và cũng là một khoản tài chính giúp gia đình, mà như ông nói, là “một anh giáo nghèo theo kháng chiến lang thang về Hà Nội.”<br style="margin-bottom: 3px; padding: 0px;">
<br style="margin-bottom: 3px; padding: 0px;">
Ông tự nhận xét một cách khiêm tốn: “Các công trình của tôi có thể thiếu, chưa đủ nhưng không sai, không bịa đặt, không suy diễn. Hiểu biết toàn cục ai cũng có hạn, nhưng không được phép sai. Rồi bạn đọc sẽ tự tìm kiếm thêm, hiểu thêm về Hà Nội trên một nền tảng không sử dụng phương pháp áp đặt, võ đoán ấy.”





<br style="margin-bottom: 3px; padding: 0px;">
Thấm thoắt đã 55 năm nhà giáo Nguyễn Vinh Phúc nghiên cứu về Hà Nội. Một khoảng thời gian bằng cả một đời người. <br style="margin-bottom: 3px; padding: 0px;">
<br style="margin-bottom: 3px; padding: 0px;">
Ông Phạm Quang Long, giám đốc Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch Hà Nội nhận xét: “Cái quý nhất là không ai buộc ông phải đi như thế, lao tâm khổ tứ như thế để có được một tri thức nhiều mặt về cả một vùng đất. Bây giờ tuổi cao, sức yếu, con cái cũng yên ổn cả rồi mà vẫn làm việc, vẫn hăng say với công việc như thế thì không mấy người được như ông.”<br style="margin-bottom: 3px; padding: 0px;">
<br style="margin-bottom: 3px; padding: 0px;">
Nguyễn Vinh Phúc nhận xét: “Hà Nội thật đa dạng khiến tôi yêu mến. Tôi yêu một Hà Nội sang trọng, tài hoa, thanh lịch lẫn một Hà Nội lầm than, lầm lũi, còn nhiều cơ cực. Muốn nghiên cứu về Hà Nội trước hết bạn phải có một điều bắt buộc: Tấm lòng với Hà Nội.”<br style="margin-bottom: 3px; padding: 0px;">
<br style="margin-bottom: 3px; padding: 0px;">
Cứ thế, không cần chức tước, học hàm học vị, ở tuổi 83 nhưng Nguyễn Vinh Phúc ngày ngày vẫn âm thầm nghiên cứu về Hà Nội. Tặng thưởng cho các công trình của ông cũng không nhiều, và mới đây nhất ông nhận giải Nhất giải thưởng Bùi Xuân Phái - Vì tình yêu Hà Nội. Vì tình yêu Hà Nội - điều đó hoàn toàn đúng với các giá trị công trình cũng như tình cảm của ông dành cho mảnh đất này./.







Những tác phẩm của ông:





















(TT&VH/Vietnam+)

Theo dulich.vn