Kết quả 1 đến 1 của 1
Chủ đề: Những “đại sứ” quảng bá du lịch
-
12-16-2014, 07:00 AM #1Senior Member
- Ngày tham gia
- Dec 2015
- Bài viết
- 143
Những “đại sứ” quảng bá du lịch
Đó không ai khác là những hướng dẫn viên, thuyết minh viên du lịch. Bằng vốn kiến thức và kỹ năng của mình, các hướng dẫn viên, thuyết minh viên này đã giúp du khách hiểu rõ hơn về các khu du lịch, danh thắng, di tích trong suốt hành trình tham quan.
Thuyết minh viên Tô Điền Khuê thuyết minh tại đền thờ Lương Văn Chánh trong dịp nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương về Phú Yên - Ảnh: T.QUỚI
KẾT NỐI DU KHÁCH
Chuyến du lịch có để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng du khách hay không, một điểm đến có trở nên hấp dẫn hay không phụ thuộc rất nhiều vào người hướng dẫn, thuyết minh. Trong suốt hành trình, người hướng dẫn là người bạn đồng hành là liên lạc viên, điều phối viên trong tất cả mọi tình huống. Một vài kỹ năng để có thể khiến du khách vui vẻ, cười sảng khoái; còn kiến thức, hiểu biết và “cái duyên” nói chuyện của người hướng dẫn sẽ khiến du khách thêm thích thú, tò mò… Anh Nguyễn Văn Lập, hướng dẫn viên du lịch Trung tâm Lữ hành Thuận Thảo Travel, cho biết: Hướng dẫn viên phải tự trang bị cho mình một nền tảng kiến thức văn hóa, về phong tục tập quán, địa lý, lịch sử và kinh tế xã hội của từng điểm đến để giới thiệu đến du khách. Bên cạnh đó, người làm nghề này cũng cần trau dồi kỹ năng, trình độ ngoại ngữ và bản lĩnh nghề nghiệp để bình tĩnh ứng phó với những phát sinh khi hướng dẫn đoàn.
Với thuyết minh viên, vấn đề trang bị kiến thức, kỹ năng, bản lĩnh nghề nghiệp cũng rất quan trọng. Bởi công việc của họ giới hạn trong một không gian nhất định và gần như lặp đi lặp lại. Nếu không tự học, tự rèn, nâng cao trình độ, kiến thức và làm mới mình sẽ dẫn đến nhàm chán, điều tối kỵ đối với người làm công việc thuyết minh. Chúng ta có thể nhận thấy rõ hơn điều này khi đến thăm một bảo tàng, hay các khu di tích lịch sử. Trước những hiện vật lịch sử vô tri, vô giác, nếu không được thuyết minh viên chuyển tải những thông điệp, ý nghĩa, hoàn cảnh lịch sử của nó thì du khách khó có thể hiểu được một cách sâu sắc, cặn kẽ - điều mà mỗi du khách đều mong muốn trong hành trình tham quan.
TRAU DỒI NGHIỆP VỤ HƯỚNG DẪN, THUYẾT MINH
Để đánh giá trình độ chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp của các hướng dẫn viên, thuyết minh viên, từ đó có giải pháp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn tiến tới chuẩn hóa theo tiêu chuẩn nghề du lịch Việt Nam, mới đây, Sở VH-TT-DL tổ chức hội thi hướng dẫn viên, thuyết minh viên du lịch lần thứ I - 2014 với 11 thí sinh tham gia.
Các thí sinh trải qua 5 phần thi: Tự giới thiệu và thuyết trình tự chọn về điểm du lịch, khu di tích, ẩm thực, làng nghề, lễ hội… trên địa bàn tỉnh; thi kiến thức về nghiệp vụ thuyết minh theo Luật Du lịch và các văn bản hướng dẫn; thuyết minh và trình chiếu 1 trong 8 danh thắng gành Đá Đĩa, vịnh Xuân Đài, thành An Thổ, đầm Ô Loan, tháp Nhạn, Vũng Rô, Bãi Môn - Mũi Điện, núi Đá Bia; năng khiếu và phần thi ứng xử tình huống.
Nếu như các phần thi khác để kiểm tra kiến thức, kỹ năng cơ bản và năng khiếu cần phải có, thì phần thi ứng xử tình huống là một cách trắc nghiệm những kỹ năng nâng cao đòi hỏi sự sáng tạo, ứng biến của các hướng dẫn, thuyết minh viên. Ban giám khảo đặt thí sinh vào những tình huống khó xử như: Trong đoàn khách có người đưa ra nội dung hoàn toàn khác với thông tin thuyết minh của bạn, biết là sai, nhưng xử lý thế nào để vừa lòng khách? Hay, khi đưa khách đi tham quan có nhiều người ăn xin, bán hàng rong đeo bám khiến du khách khó chịu, là hướng dẫn viên bạn phải xử lý thế nào và nói gì với du khách? Một tình huống khác, trong lúc đi tham quan, khách báo bị mất đồ cá nhân, bạn là hướng dẫn viên phải xử lý ra sao?... Trước các tình huống hóc búa được ban giám khảo đưa ra, các thí sinh có sự ứng xử khá linh hoạt, đảm bảo đúng nguyên tắc. Thuyết minh viên Phan Huỳnh Lệ Hằng (Bảo tàng Phú Yên), người về nhì hội thi chia sẻ: “Thuyết minh viên thường phải làm việc trong một không gian giới hạn, nên ngoài việc tìm hiểu kỹ, sâu sắc các kiến thức tại chỗ, mình phải tự cập nhật những kiến thức thời sự liên quan, luôn cố gắng làm mới mình để không gây ra sự nhàm chán. Ngoài ra, hướng dẫn, thuyết minh viên cần những kỹ năng mềm khác. Và quan trọng là phải có niềm đam mê công việc”.
Theo ông Phạm Văn Bảy, Phó giám đốc Sở VH-TT-DL, qua hội thi, các hướng dẫn, thuyết minh viên có dịp trau dồi nghiệp vụ, giao lưu học hỏi kinh nghiệm, bổsung thêm kiến thức, hiểu biết và các kỹ năng của thuyết minh viên. Đặc biệt là thể hiện vai trò của người thuyết minh viên du lịch Việt Nam với cộng đồng quốc tế, góp phần nâng cao chất lượng phục vụ khách du lịch tại các khu, điểm du lịch và tại các cơ quan, đơn vị đón, phục vụ du khách tham quan, tìm hiểu thông tin trên địa bàn tỉnh.
Theo báo Phú Yên
Theo dulich.vnChủ đề cùng chuyên mục:
- 3 lễ hội ở Singapore
- 10 danh thắng hấp dẫn nhất Trung Quốc
- Năm mánh khóe lừa đảo khách du lịch
- Du lịch vòng quanh thế giới ở lễ hội trái cây Pháp
- Cung điện Hoàng Gia Thái Lan
- Vịnh Hạ Long Thắng cảnh Việt Nam
- Cung điện Hoàng Gia Malaysia
- 52 doanh nghiệp đoạt giải thưởng Du lịch Việt Nam
- 3 cây cầu nước ấn tượng nhất thế giới
- Độc đáo du lịch ẩm thực
Đo kiểm môi trường lao động cho...
Hôm nay, 06:09 PM in Mua Bán Tổng Hợp