Phát triển “ngành công nghiệp văn hóa”, tập trung xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện là những nội dung được nhiều chuyên gia quan tâm nhằm triển khai Nghị quyết số 33-NQ/TW về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước” một cách sâu rộng trong đời sống xã hội.







<em style="box-sizing: border-box;">Ẩm thực Việt Nam được bạn bè quốc tế rất ưa chuộng[/I]

<br style="box-sizing: border-box; color: rgb(51, 51, 51); Arial, Helvetica, sans-serif; ">
<strong style="box-sizing: border-box; color: rgb(51, 51, 51); Arial, Helvetica, sans-serif; ">Phải có thương hiệu văn hóa[/B]<br style="box-sizing: border-box;">
<br style="box-sizing: border-box; color: rgb(51, 51, 51); Arial, Helvetica, sans-serif; ">
PGS.TS Bùi Hoài Sơn – Phó Viện trưởng Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam đưa ra một so sánh đáng chú ý: Những thống kê gần đây cho thấy, mức độ phát triển các ngành công nghiệp văn hóa bao giờ cũng gấp 2 lần tăng trưởng GDP. Công nghiệp văn hóa đang dần được xem như “quyền lực mềm” tại nhiều quốc gia. Ở Việt Nam, thuật ngữ “công nghiệp văn hóa” tuy không mới nhưng chúng ta chưa xác định được một ngành công nghiệp văn hóa có thế mạnh, đủ để tạo dấu ấn thương hiệu Việt Nam. PGS.TS Bùi Hoài Sơn đề xuất, thay vì đầu tư dàn trải trên 12, 13 phân ngành văn hóa, Việt Nam nên tập trung một số lĩnh vực được xem là có lợi thế hơn cả. Trên cơ sở này, ông đưa ra đề xuất việc lựa chọn 3 lĩnh vực Di sản – Du lịch, Ẩm thực và Thời trang. Việt Nam có nguồn tài nguyên, di sản rất dồi dào, nếu khai thác tốt sẽ trở thành điểm thu hút khách du lịch. Thứ hai, Việt Nam từng được bình chọn là “Bếp ăn của thế giới”. Đây là một thế mạnh đã được công nhận và Việt Nam hoàn toàn có thể trở thành địa chỉ ưa chuộng của những tín đồ yêu ẩm thực trên toàn thế giới. <br style="box-sizing: border-box; color: rgb(51, 51, 51); Arial, Helvetica, sans-serif; ">
<br style="box-sizing: border-box; color: rgb(51, 51, 51); Arial, Helvetica, sans-serif; ">
Về thời trang, ông Bùi Hoài Sơn cho rằng, hiện nay, nhiều hãng thời trang lớn đã lựa chọn Việt Nam là nơi sản xuất sản phẩm của họ. Hơn nữa, những sản phẩm “Made in Vietnam” cũng dần chứng tỏ vị thế trên thị trường và được người tiêu dùng trong và ngoài nước tin tưởng. Các chuyên gia thống nhất, lựa chọn phát triển ngành công nghiệp văn hóa thế mạnh để làm bàn đạp thúc đẩy sự phát triển văn hóa Việt có thể coi là chiến lược cần chú trọng trong thời gian tới.<br style="box-sizing: border-box; color: rgb(51, 51, 51); Arial, Helvetica, sans-serif; ">
<br style="box-sizing: border-box; color: rgb(51, 51, 51); Arial, Helvetica, sans-serif; ">
<strong style="box-sizing: border-box; color: rgb(51, 51, 51); Arial, Helvetica, sans-serif; ">Đừng đào tạo “Tiến sỹ chèo”[/B]<br style="box-sizing: border-box;">
<br style="box-sizing: border-box; color: rgb(51, 51, 51); Arial, Helvetica, sans-serif; ">
“Sự thiếu vắng khán giả trẻ tại các sự kiện nghệ thuật truyền thống, nỗi lo thường trực của những người làm văn hóa” - đó là nhận định của PGS.TS Đào Mạnh Hùng – Vụ trưởng Vụ Đào tạo, Bộ VH-TT&DL trước nỗi lo “văn hóa dân tộc bị quay lưng”. Xét trên khía cạnh làm giáo dục, ngoài một số địa phương có di sản như Bắc Ninh, Nghệ An, Hà Tĩnh, Tây Nam bộ… có đưa môn nghệ thuật truyền thống vào giảng dạy trong một số trường học, chúng ta chưa có một chương trình giáo dục về lĩnh vực này một cách đồng bộ, bài bản. <br style="box-sizing: border-box; color: rgb(51, 51, 51); Arial, Helvetica, sans-serif; ">
<br style="box-sizing: border-box; color: rgb(51, 51, 51); Arial, Helvetica, sans-serif; ">
Bên cạnh đó, ông Đào Mạnh Hùng cho rằng, các nhà hát, sân khấu cần có mô hình liên kết với các trường để đào tạo tuyển sinh tại chỗ, chứ đừng đào tạo ra những “Tiến sỹ chèo”, “Tiến sỹ cải lương”, có cái danh nhưng không đáp ứng được yêu cầu, đòi hỏi của thị trường. Ông cũng cho biết, Bộ đang đề xuất lộ trình, dự kiến đến năm 2017, đưa các NSND, NSƯT – những người có chuyên môn, trình độ cao trở thành giảng viên cơ hữu trong các trường đào tạo nghệ thuật. Đây cũng là bước đi nhằm cải thiện, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật, đặc biệt là các bộ môn nghệ thuật truyền thống của Việt Nam. <br style="box-sizing: border-box; color: rgb(51, 51, 51); Arial, Helvetica, sans-serif; ">
<br style="box-sizing: border-box; color: rgb(51, 51, 51); Arial, Helvetica, sans-serif; ">
Liên quan đến vấn đề con người là trung tâm trong việc phát huy hiệu quả hoạt động văn hóa, Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL Hồ Anh Tuấn khẳng định, Bộ đã thành lập Ban chỉ đạo để xây dựng cơ chế chính sách hỗ trợ văn nghệ sỹ - lực lượng nòng cốt sáng tạo những giá trị văn hóa của dân tộc. Thứ trưởng Hồ Anh Tuấn cũng nhấn mạnh, những rào cản về quy trình, thủ tục vẫn đang được tập trung giải quyết. Cùng với việc tạo môi trường thuận lợi hơn cho văn nghệ sỹ có điều kiện sáng tác, ngành văn hóa sẽ làm hết sức để bảo đảm quyền lợi cho họ.



Theo An ninh thủ đô

Theo dulich.vn