Kết quả 1 đến 1 của 1
-
02-04-2015, 07:00 AM #1Senior Member
- Ngày tham gia
- Dec 2015
- Bài viết
- 143
Điểm danh những món ăn Tết truyền thống của các nước Châu Á
Cũng giống với Việt Nam, nhiều quốc gia trong khu vực cũng rất chú trọng tới những món ăn ngon trong ngày Tết với mong muốn mang lại may mắn và tài lộc trong năm mới.
<h2 style="border: 0px; ">
Việt Nam</h2>
Trong mâm cỗ ngày Tết cổ truyền của người Việt Nam không thể thiếu món bánh chưng, dưa hành, thịt đông (hoặc giò lụa),... Dù có sự giao lưu văn hóa mạnh mẽ với các nước nhưng những món ăn truyền thống của dân tộc vào ngày Tết vẫn luôn được người dân Việt Nam lưu giữ, tạo nên nét riêng trong văn hoá ẩm thực của dân tộc.
<h2 style="border: 0px; ">
Trung Quốc</h2>
Đối với người Trung Quốc, mỗi dịp Tết đến người dân lại chuẩn bị món sủi cảo truyền thống. Loại bánh này không chỉ giúp người dân thấy ngon, mà còn được gửi gắm bao niềm hi vọng may mắn trong năm mới. Tại Trung Quốc, thứ gạo được chế biến trong ngày Tết để nhiều người ăn cảm thấy may mắn là gạo trắng và gạo nếp. Người làm kinh doanh quan niệm rằng, khi ăn các loại gạo trên sẽ có nhiều cơ hội may mắn trong năm mới. Ngoài ra, hai loại gạo này cũng khiến người thưởng thức hi vọng dễ cầu được ước thấy trong năm mới.
<h2 style="border: 0px; ">
Lào </h2>
Tết của Lào thường diễn ra vào giữa tháng 4 dương lịch, khi bầu trời thanh cao, các dòng sông lớn ở đây đều dồi dào nước, tượng trưng cho một năm mới nhiều tài lộc. Trong ngày Tết, đặc biệt là giới kinh doanh thường chú trọng ăn các món có tên lạp. Theo ngôn ngữ của nước này, lạp có nghĩa là lộc. Lạp ở đây thường làm bằng thịt gà hay thịt bò tươi sau đó đem trộn với gia vị. Đặc biệt là trong các món này phải có thính để tăng hương vị.
Trong mỗi gia đình, món lạp thường được các đầu bếp làm rất công phu, vì món này trong ngày Tết mà không làm ngon thì họ thường ví năm mới làm ăn có nhiều điều xui. Lạp thường được ăn với xôi nóng, theo nhiều chuyên gia văn hoá Lào, lạp thường được xem là linh hồn của dân tộc Lào trong năm mới. Người ta có thể đem chúc nhau bằng món lạp, gia đình nào nhận được món này thì hy vọng năm mới có nhiều lộc.
<h2 style="border: 0px; ">
Campuchia</h2>
Vào dịp Tết cổ truyền Amok được coi là món ăn truyền thống không thể thiếu của đất nước Chùa Tháp. Vị ngọt thanh từ đường thốt nốt, ngọt béo của nước dứa, mùi mắm prohok thoang thoảng nhẹ nhàng quyện với hương lá chuối đặc trưng là những gì mà thực khách có thể cảm nhận khi ăn món ăn này.
Nguyên liệu cho món gà amok gồm thịt ức gà, dừa nguyên trái và một loại gia vị đặc biệt chỉ có trong bếp của người Campuchia là "khượng". Ức gà ướp với khượng, nấu với cơm dừa non, rau ngót và nước dừa tạo thành một món ăn khá lạ miệng.
<h2 style="border: 0px; ">
Thái Lan</h2>
Tết năm mới của Thái Lan thường bắt đầu từ giữa tháng 4 dương lịch. Món ăn trong ngày Tết của họ thường đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng nhưng giúp cơ thể sung mãn, tinh thần minh mẫn trong ngày đầu năm. Thành phần chế biến các chất trên hoàn toàn tới từ các vùng nhiệt đới, có pha thêm chút nguyên liệu ngoại nhập, chủ yếu tới từ các vùng miền nam Trung Quốc, ấn Độ và một số nước Đông Nam á.
Tuy nhiên, trong món ăn đó không thể thiếu gạo, thành phần chính trong các món ăn của người Thái, sản phẩm cung cấp nhiều ca lo, ngoài ra, cũng cần nhiều gia vị phẩm màu khác. Những nguyên liệu khác không thể thiếu, đó là bột cà ri, nước sốt, rau trái cây, bột dinh dưỡng. Để món ăn trên ngon và hấp dẫn thì không thể thiếu món đùi gà. Thịt thường được ướp với gia vị từ ban đêm. Đến sáng, khi gia vị ngấm vào thịt thì được mang nướng trên bếp hồng.
<h2 style="border: 0px; ">
Indonesia</h2>
Trong các đặc sản của Bali có lẽ món vịt “Bebek betutu” là món tuyệt vời nhất khiến nhiều du khách đã dùng một lần đều muốn trở lại nhiều lần để tận hưởng. Được so sánh như vịt quay Bắc Kinh nổi tiếng của Trung Quốc, nhưng "Bebek betutu" không phải là vịt quay mà là món vịt vừa hầm vừa rán. Vịt phải là vịt nuôi trên đồng ruộng, khoảng 6 tháng tuổi, làm sạch rồi đem hầm khoảng 10 tiếng đồng hồ sao cho xương vịt mềm ra mà không bị nhão. Sau đó vớt để ráo nước rồi đem rán giòn, ướp gia vị đặc biệt. Khi ăn nhai cả da, thịt xương… thơm ngon.
<h2 style="border: 0px; ">
Philippines</h2>
Kể từ năm 2012, chính phủ Philippines chính thức đưa tết âm lịch vào danh sách những ngày lễ lớn trong năm. Trong dịp này, món ăn không thể thiếu của người dân địa phương là Tikoy. Được làm chủ yếu từ gạo nếp, trộn với mỡ heo, đường và nước rồi đem nhúng vào trứng gà trước khi chiên, Tikoy được người Philippine tin rằng sẽ giúp những người thân trong gia đình luôn bên nhau.
Ngoài ra, người Philippines thường ăn các loại quả hình tròn để cầu mong có được sự thịnh vượng trong năm mới. Nhiều gia đình ở Philippines thường bày rất nhiều loại trái cây có hình tròn trong bữa ăn tối đón năm mới. Có những gia đình chỉ ăn đúng 12 quả có hình tròn vào nửa đêm với mong muốn thành công sẽ đến với họ trong 12 tháng của năm mới. Ngoài ra, vào ngày này ở Philippines, có nhiều người mặc những bộ quần áo có chấm hoa để cầu may mắn.
<h2 style="border: 0px; ">
Singapore, Malaysia</h2>
Đặc sản ăn Tết truyền thống nổi tiếng của Singapore và Malaysia trong dịp Tết Nguyên Đán là Yu Sheng. Đó là một loại gỏi với cá hồi sống và nhiều loại rau củ thái sợi như đu đủ, khoai môn, bưởi, gừng chua,… Khi món ăn được dọn ra sẽ được bỏ thêm một số bao lì xì ở bên cạnh, người ăn sẽ xới tung tất cả lên sao cho càng cao càng tốt, nhưng không được làm rơi ra ngoài và hét lohei (vừa có nghĩa là trộn đều, vừa có nghĩa là thịnh vượng) rồi trộn xốt vào và thưởng thức.
Bên cạnh đó, người dân Malaysia và Singapore thêm cá vào món Yu Sheng để cầu may mắn, thêm cà rốt để cầu cho phát đạt, thêm dưa leo cầu trẻ mãi không già, và thêm dầu lên trên các nguyên liệu với ngụ ý tăng may mắn, phát tài.
<h2 style="border: 0px; ">
Ấn Độ </h2>
Người theo Ấn Độ giáo và giới doanh nghiệp nước này thường tổ chức đón năm mới vào ngày Lễ hội ánh sáng (Diwali) thường diễn ra vào ngày 25/10 hằng năm. Trong ngày Tết, món ăn không thể thiếu là sữa nóng và bánh xốp, bánh ngọt, bánh sôcola. Các loại bánh này thường được làm ở nhà trước ngày lễ. Ngoài ra, các loại bánh không trứng cũng được nhiều gia đình làm và thưởng thức trong ngày Tết. Ngày đầu xuân, các món bánh thường không có chất béo. Ngoài ra, món ăn trong ngày Tết ở ấn Độ là các loại trái cây đắng để cầu lấy điều may mắn. Người dân ấn Độ tin tưởng rằng, ăn món này sẽ đuổi được nhiều ma quỷ thường quấy phá họ trong việc làm.
<h2 style="border: 0px; ">
Nhật Bản</h2>
Những ngày đầu năm ở Nhật Bản, các món không thể thiếu trong mỗi bữa ăn đó là các sản phẩm được chế biến từ đậu đen, cá và các loại hải sản khác nhau. Theo quan niệm của người Nhật Bản, cá gần gũi với cuộc sống của con người và loại này cũng rất thông minh. Vì vậy, khi ăn các loại động vật trên sẽ giúp cho con người năng động hơn, tâm trí sẽ sáng suốt trong công ăn việc làm. Ngoài các món trên, trong ngày Tết còn có nhiều loại nước sốt được làm từ các loại đậu để chấm các loại bánh, chả và cá nướng. Thực phẩm để ăn cùng với nước sốt và gỏi cá là các loại bánh, mì sợi được chế biến từ các loại gạo.
Người dân Nhật Bản tâm niệm rằng, các sản phẩm được làm từ gạo là món ăn gốc để làm nên cội nguồn thành đạt ở mỗi con người. Các loại bánh được làm từ gạo thường có tên là omochi. Tất cả những món ăn trong năm mới thường được bảo quản trong những chiếc hộp quét sơn đỏ. Hộp gói thức ăn càng đẹp bao nhiêu thì niềm hy vọng bội thu trong năm mới càng lớn bấy nhiêu.
<h2 style="border: 0px; ">
Hàn Quốc</h2>
Tết của người dân Hàn Quốc được tổ chức theo âm lịch, gọi là Tết Seolla. Các món ăn trong ngày đầu năm thường làm từ gạo và khoai tây. Có điều đặc biệt là, món thịt chó vốn được xem là món khoái khẩu của người dân Hàn Quốc lại không được xem là món ăn truyền thống trong ngày Tết. Trong ngày Tết, món kim chi là món ăn cổ truyền đồng thời cũng là món ăn thường ngày của người Hàn Quốc. Dùng món này trong năm mới, mọi người sẽ cảm thấy có nhiều điểm lành, đặc biệt là đối với giới doanh nhân.
Ngoài các món trên, hai món tok và garettok được làm từ thịt gia súc và gia cầm sau đó được chiên lên cũng là hai món ăn bắt buộc có trong ngày Tết của người dân Hàn Quốc. Sau bữa ăn, mọi người thường uống một loại nước có tên poricha được làm từ trà pha với bột lúa mạch. Riêng loại rượu guibalki sool thì bắt buộc trong ngày Tết ở Hàn Quốc ai cũng phải uống, dù ít hay dù nhiều để lấy may. Người Hàn Quốc thường cho rằng, nếu mua các món trên sẽ không có lộc bằng tự tay làm.
<h2 style="border: 0px; ">
Mông Cổ</h2>
Tết của người Mông Cổ gọi là Tsagaan Sar, cũng kéo dài từ ngày mồng 1 Âm lịch cho đến hết ngày mồng ba Âm lịch giống như tại Việt Nam hay Trung Quốc. Món ăn thường ngày không thể thiếu của người Mông Cổ là các loại bánh bột và sữa ngựa.
Trong ngày Tết, chúng cũng hiện diện trong bữa ăn của họ nhưng được chăm chút hơn. Đó là những chiếc bánh bao nhân thịt cừu nóng hổi, uống cùng sữa ngựa lên men hoặc trà nóng. Đó đều là những món đặc sản ăn Tết tại nơi đây. Mọi người cũng sẽ quây quần đón giao thừa trong không khí ấm cúng, cầu một năm sung túc, an lành.
Theo Ngày nay
Theo dulich.vnChủ đề cùng chuyên mục:
- 3 lễ hội ở Singapore
- 10 danh thắng hấp dẫn nhất Trung Quốc
- Năm mánh khóe lừa đảo khách du lịch
- Du lịch vòng quanh thế giới ở lễ hội trái cây Pháp
- Cung điện Hoàng Gia Thái Lan
- Vịnh Hạ Long Thắng cảnh Việt Nam
- Cung điện Hoàng Gia Malaysia
- 52 doanh nghiệp đoạt giải thưởng Du lịch Việt Nam
- 3 cây cầu nước ấn tượng nhất thế giới
- Độc đáo du lịch ẩm thực
Gem Sky World góc nhìn quyến rũ...
Hôm qua, 09:47 PM in Nhà Đất - Nội thất - Xe