Duyệt Thị Đường được xem là nhà hát cổ xưa nhất Việt Nam, xây dựng dưới thời vua Minh Mạng, vừa được phục hồi để đưa vào tham quan.


Chiều 31/3, Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế khánh thành không gian trưng bày và khai trương hoạt động biểu diễn nghệ thuật tại điểm di tích Duyệt Thị Đường (Đại nội Huế), nhằm phục vụ khách tham quan Hoàng cung.









Nhà hát Duyệt Thị Đường (Đại nội Huế) nằm bên trong hoàng cung Huế. Ảnh: <em style="margin: 0px; padding: 0px;">Đắc Đức[/I].





Duyệt Thị Đường được xây dựng năm 1826 dưới triều vua Minh Mạng. Đây là nhà hát của hoàng cung, nơi dành cho vua và những người trong hoàng tộc thưởng thức các loại hình nghệ thuật truyền thống, đặc biệt là nghệ thuật tuồng cổ và trình diễn nghệ thuật chiêu đãi sứ thần các nước.

Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế Phan Thanh Hải cho biết nhà hát hiện được sử dụng làm sân khấu chủ yếu của Nhà hát Nghệ thuật truyền thống cung đình, nhằm giới thiệu các giá trị di sản văn hóa phi vật thể gồm Nhã nhạc, múa cung đình, tuồng cung đình…









Nhiều du khách quốc tế thích thú nhìn ngắm những chiếc mặc nạ tuồng dùng làm đạo cụ trong các vở tuồng xưa phục vụ cho vua quan triều đình. Ảnh: <em style="margin: 0px; padding: 0px;">Đắc Đức.[/I]





Trải qua gần 200 năm, dưới sự tác động của thiên nhiên khắc nghiệt và tàn phá của chiến tranh, nhà hát Duyệt Thị Đường hư hỏng nặng và đã được trùng tu, sửa chữa nhiều lần. Trong đợt nâng cấp, chỉnh lý lần này, phần sân khấu biểu diễn đã được cải tạo, phần nội thất được chỉnh trang toàn bộ. Đặc biệt là làm mới hệ thống trưng bày giới thiệu ba loại hình nghệ thuật tiêu biểu là nhã nhạc, múa cung đình và tuồng cung đình.

Ngoài hoạt động ca múa nhạc truyền thống du khách còn được chiêm ngưỡng nhiều hình ảnh tư liệu, trang phục, nhạc cụ, mặt nạ tuồng, cùng nhiều tài liệu liên quan dưới thời vương triều Nguyễn.

Ngày 30/3, Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế cũng đã khánh thành, đưa vào sử công trình Dũ Khiêm Tạ và Xung Khiêm Tạ, thuộc di tích lăng vua Tự Đức.


Theo Vnexpress.net

Theo dulich.vn