Từ ngày 6/3 đến 15/4, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tổ chức triển lãm ảnh 'Chuyện của chợ'. Trong ảnh là chợ hoa ngõ Hàng Khoai.







Chợ Đồng Xuân được xây dựng từ năm 1890, là một trong những chợ lớn nhất thời bấy giờ. Nhiều chợ lớn đã đi vào trong câu ca: "Vui nhất có chợ Đồng Xuân/ Bắc Qua cũng gần nhưng kém vui xa/ Chợ Đuổi họp lúc chiều tà/ Chợ Hôm họp sáng/ Chợ Hàng Da họp ngày".







Một góc chợ bán hoa thủy tiên dịp giáp Tết. "Chợ ngày xưa chả lên tầng, lên tum gì cả. Cứ dãy này hàng cá, dãy này hàng rau... đủ cả, mà tiện lắm. Bán hàng nào vào đúng khu đấy, nói chuyện rất vui, không cạnh tranh nhau", bà Nguyễn Thị Hảo, 81 tuổi, ở Khương Hạ, Thanh Xuân nhớ lại.







Chợ họp ở chùa làng Giấy trước Cách mạng Tháng 8 (1945). Ngày xưa, người bán thường phải gánh gồng, để hàng hóa trong rổ lót lá và dùng lá chuối hoặc lá bàng để gói hàng cho khách chứ không có túi nylon như bây giờ. Tan chợ, hết hàng, họ quẩy gánh về và tranh thủ nhặt lá rụng, củi khô dọc đường mang về đun.







Người đi chợ thường cắp ở bên hông chiếc rổ, rá hoặc thúng nhỏ đan bằng tre, nếu nhiều hàng hóa quá thì đội lên đầu.








Cứ 100 người đi chợ thì có đến 80 là phụ nữ.






Chợ Bưởi là chợ lớn thuộc làng Yên Thái, họp mỗi tháng 6 phiên vào các ngày 4 và 9. Trải qua bao thăng trầm lịch sử, nhiều chợ đến nay chỉ còn trong ký ức vì đã trở thành trung tâm thương mại.








Nghề hàng xén đã đi vào tranh dân gian và trong thơ Hoàng Cầm:

"Những cô hàng xén răng đen, cười như mùa thu tỏa nắng".








Hàng bánh và bán mật.







Hàng củi than.







Chiếc đấu gỗ đong gạo thời xưa, 1 đấu bằng 1,1 kg gạo.







Tiền dùng để trao đổi hàng hóa ngày trước.



Hoàng Phương

Ảnh tư liệu

Theo dulich.vn