Cập nhật lúc 11:09 10/11/2014


KTĐT - Lần đầu tiên một triển lãm về 2 linh vật thuần Việt (sư tử và nghê) được Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam giới thiệu đã thu hút đông đảo các nhà quản lý, nghiên cứu, giới mỹ thuật và công chúng…


Vượt qua những đường nét mỹ thuật, triển lãm mở ra nhiều góc nhìn mới trong việc tiếp cận, gìn giữ di sản văn hóa truyền thống. <br style="display: block; margin-bottom: 10px; content: '';">
Kho báu di sản của ông cha<br style="display: block; margin-bottom: 10px; content: '';">
60 hiện vật trưng bày (từ 7 - 17/11) được chọn lọc từ hàng trăm hiện vật đặc sắc liên quan đến linh vật sư tử và nghê của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam và Bảo tàng Nam Định, cho thấy những hiện vật đã tồn tại trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc từ thời Lý, Trần, hậu Lê, Nguyễn…<br style="display: block; margin-bottom: 10px; content: '';">








Khách tham quan triển lãm.






Với nhiều chất liệu, cách tạo hình và vị trí bày đặt trong đời sống tâm linh người Việt, khiến không ít khách tham quan trầm trồ ngạc nhiên. Sư tử chầu ngọc được làm từ đá, thế kỷ XI tại chùa Phật tích (Bắc Ninh); sư tử ở chùa Bà Tấm (Hà Nội); sư tử chùa Thông (Thanh Hóa)… rồi nghê thời Lý (thế kỷ XVII) ở chùa Cổ Chất, nghê thế kỷ XVII - XVIII ở chùa Xối Thượng (Nam Định), nghê thế kỷ XVII ở Đền thờ vua Lê Thánh Tông (Thanh Hóa), nghê thế kỷ XVIII ở đền Lâu Thượng (Phú Thọ)…, tất cả đều được tạo tác từ bàn tay khéo léo của ông cha ta. <br style="display: block; margin-bottom: 10px; content: '';">
Không chỉ là những con nghê xuất hiện đơn lẻ, mà hình tượng còn được tạo tác trong lư hương thời Nguyễn, cây đèn hình nghê thế kỷ XV - XVI, chậu cảnh thế kỷ XIX, hỏa lò thế kỷ XIX… cho thấy sự gắn bó thân thuộc của những linh vật trong đời sống. <br style="display: block; margin-bottom: 10px; content: '';">
Nhà nghiên cứu Nguyễn Đức Bình (Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm) cho biết, những hiện vật được giới thiệu trong triển lãm lần này chỉ là một phần nhỏ trong kho báu di sản của ông cha. Từ quá trình nghiên cứu, điền dã của mình, ông Bình khẳng định: "Hiện, những linh vật thuần Việt này vẫn còn rất nhiều trong các di tích, các bộ sưu tập của tư nhân".<br style="display: block; margin-bottom: 10px; content: '';">
Tại triển lãm, không chỉ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của các linh vật thuần Việt trong nghệ thuật điêu khắc cổ, công chúng còn có cơ hội tìm hiểu, khám phá sự chuyển tiếp của linh vật Việt qua các thời kỳ khác nhau với các biến thể và những đặc điểm chung xuyên suốt thông qua các bản vẽ, tường giải trên cơ sở nghiên cứu hiện vật của nhà nghiên cứu mỹ thuật Trần Hậu Yên Thế.<br style="display: block; margin-bottom: 10px; content: '';">
“Liều thuốc kháng sinh” chống lại hiện vật ngoại lai<br style="display: block; margin-bottom: 10px; content: '';">
Thời gian qua, sự xuất hiện của sư tử đá ngoại lai tại một số công sở, di tích hay trong không gian văn hóa người Việt đã trở thành một trong những vấn đề đáng quan ngại và bức xúc của dư luận. Ngay sau khi Bộ VHTT&DL có Công văn số 2662/BVHTTDL - MTNATL gửi các bộ, ban, ngành và các sở VHTT&DL, các cơ quan đơn vị về việc "Không sử dụng biểu tượng, sản phẩm, linh vật không phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam", một số địa phương đã tự nguyện di dời "hiện vật lạ" ra khỏi khuôn viên di tích, công sở. Và cuộc triển lãm lần này, nói như ông Nguyễn Văn Thư - Giám đốc Bảo tàng Nam Định, giống như một "liều thuốc kháng sinh" chống lại những văn hóa ngoại lai. "Chúng tôi chọn rất nhiều hiện vật với nhiều loại hình, chất liệu phong phú, mang đến cho công chúng nhận thức về những giá trị thuần Việt, để chúng ta biết bảo vệ di sản cha ông để lại" - ông Thư nhấn mạnh.<br style="display: block; margin-bottom: 10px; content: '';">
Từ những linh vật thuần Việt được giới thiệu tại triển lãm, người xem dễ dàng phân biệt được sự khác biệt giữa các linh vật Việt và linh vật ngoại lai. Với những nghệ nhân chế tác linh vật, thì rõ ràng đây còn là một cơ hội hiếm có để được tận mắt ngắm nhìn và tìm hiểu về cách tạo hình cũng như ý nghĩa văn hóa của nghê, sư tử trong đời sống tâm linh người Việt, từ đó tiếp nối những dòng chảy nghệ thuật truyền thống của ông cha.<br style="display: block; margin-bottom: 10px; content: '';">
Ông Phan Văn Tiến - Giám đốc Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam chia sẻ: "Bảo tàng hy vọng thông qua triển lãm giúp công chúng nhận diện, hiểu biết sâu sắc hơn những giá trị nhân văn, thẩm mỹ chứa đựng trong những di sản văn hóa, đồng thời góp phần tôn vinh văn hóa truyền thống, khơi dậy niềm tự hào về những giá trị văn hóa, tinh thần mang đậm bản sắc của dân tộc". Hiện tại, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam đang tiếp tục đề xuất để có thể trưng bày tại miền Trung và miền Nam sau khi kết thúc triển lãm tại Hà Nội (ngày 17/11) và đưa ra nước ngoài trưng bày để bạn bè quốc tế có điều kiện tiếp cận với các hiện vật quý này.

















Sáng 7/11, triển lãm chuyên đề "Hình tượng sư tử và nghê trong nghệ thuật điêu khắc cổ Việt Nam" đã diễn ra tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam. Chương trình giới thiệu gần 60 hiện vật, từ thời Lý - Trần - Hậu Lê đến Nguyễn, được tạo tác bằng các chất liệu đá, gốm, sành, gỗ, đồng và một số tư liệu video, hình ảnh...













Giám đốc Bảo tàng mỹ thuật Phan Văn Tiến cho biết, bộ sưu tập này hết sức đặc sắc, phong phú, có giá trị về mặt thẩm mỹ cũng như ý nghĩa văn hóa, tâm linh. "Đây là những linh vật đi suốt cả chiều dài lịch sử dân tộc, mang theo những giá trị văn hóa mà ông cha ta từ trăm năm trước để lại. Triển lãm lần này nhằm giúp nhân dân cũng như các nghệ nhân chế tác linh vật được tận mục sở thị và tìm hiểu cách tạo hình, ý nghĩa văn hóa lịch sử và ban đầu nhận biết được các linh vật thuần Việt với linh vật ngoại lai", ông Tiến nói.













Nhà nghiên cứu mỹ thuật Nguyễn Đỗ Bảo cho biết, hai con thú được coi như người bạn thân thiết của người Việt là trâu và chó. Do cần một linh vật để chống lại tà ma ác quỷ, ông cha ta đã dựng chó đá có những chi tiết oai vệ ở nhiều nơi. Vì linh thiêng nên chó đá được gọi là con nghê.













Đôi nghê gỗ thế kỷ 17-18, tại đền Đồng Lư, tỉnh Nam Định.













Theo bà Đoàn Thị Thu Hương, Cục phó Cục Mỹ thuật nhiếp ảnh và triển lãm, con nghê rất gắn bó với đời sống văn hóa của người Việt xưa. Hình tượng nghê xuất hiện ở nhiều nơi, trên nhiều vật dụng như chậu hoa hình nghê...













...cây đèn hình nghê (thế kỷ 15-16)...













Lư hương hình nghê, thời Nguyễn. Nghê trong thời kỳ này vẫn là linh vật gắn bó với hương khói, là con vật được tôn sùng. Ở chiếc lư hương này, không chỉ có đôi nghê đá đằng trước đang chồm ra mà ở lớp sau cũng có đôi nghê ngồi chầu yên lặng.













Hộ pháp chùa Nhân Trai (Hải Phòng, cuối thế kỷ 16) cưỡi lên nghê đá.













Nghê thời Lý thế kỷ 17 làm bằng gốm ở chùa Cổ Chất, tỉnh Nam Định.









Nghê được chế tác bằng đá ở thế kỷ 17.













Sư tử ở chùa Bà Tấm, Hà Nội.













Sư tử chầu ngọc được làm từ chất liệu đá (thế kỷ 11) tại chùa Phật Tích (Bắc Ninh). Trong Phật giáo Việt Nam còn có hình tượng sư tử cõng tòa sen như bệ tượng chùa Hương Lăng, thời Lý. "Qua các thời kỳ, hình tượng nghê, sư tử được các nghệ nhân sáng tạo, có tạo hình khác nhau nhưng điểm chung là mang nét hiền hòa, vui vẻ, đường nét uyển chuyển, không khoe cơ bắp hay sự dữ dằn như tạo hình của sư tử Trung Quốc", nhà nghiên cứu mỹ thuật Nguyễn Đỗ Bảo nói.










Gia Phú




Theo dulich.vn