<header id="article-header" style="color: rgb(0, 0, 0); Arial, 'Helvetica Neue', Helvetica, sans-serif; ">
<h1 style="margin: 0px 0px 20px; padding: 0px 20px; border: 0px; outline: 0px; ">
</h1>

Nhiếp ảnh gia nổi tiếng Angus McDonald sắp ra mắt sách ảnh đặc sắc về giao thông Ấn Độ. Dự kiến, toàn bộ số tiền thu được từ việc bán sách sẽ được đem đi làm từ thiện ở Châu Á.

Vận tải đường sắt là phương thức giao thông vận tải đường dài được sử dụng phổ biến nhất ở Ấn Độ. Đặc biệt những tuyến đường sắt trên núi ở quốc gia này không chỉ đóng góp trong sự phát triển thương mại và công nghiệp Ấn Độ, mà nó còn là điểm khám phá thú vị thu hút nhiều khách du lịch nhất là những ai ưa mạo hiểm. Hệ thống đường sắt trên núi của Ấn Độ cũng là một trong những di sản thế giới của đất nước này.

Nhiếp ảnh gia nổi tiếng người Australia, ông Angus McDonald sẽ phát hành sách ảnh mới về đường sắt Ấn Độ vào ngày 20 tháng 11 tới đây. Đồng thời ông cũng tổ chức một cuộc triển lãm về chủ đề này, diễn ra tại Hội địa lý hoàng gia, thuộc Viện địa lý vương quốc Anh vào tháng 12 tới đây. Bên cạnh đó nhà sử học và nhà sản xuất truyền hình Michael Wood cũng sẽ có một buổi nói chuyện về Du lịch ở Ấn Độ trong thời gian của cuộc triển lãm. Số tiền thu được sẽ góp vào quỹ từ thiện chuyên giúp đỡ những vùng nông thôn Châu Á về mặt y tế.

Dưới đây là nhưng hình ảnh độc đáo về đường sắt trên núi Ấn Độ được nhiếp ảnh gia Angus McDonald ghi lại, xuất hiện trong sách ảnh của ông.









Đường sắt Matheran ở Maharashtra. Matheran có nghĩa là rừng xanh trên đỉnh của ngọn đồi. Bản thân tên gọi đã gợi lên một vẻ đẹp thiên nhiên trong lành, hùng vĩ. Đường sắt trên núi ở thành phố Matheran nằm ở đầu ngọn núi thuộc dãy núi Sahyadri trên một cao nguyên đá. Tại điểm cuối của cuộc hành trình trên tuyến đường sắt từ Matheran đến Neral có thể thấy được sự tuyệt vời của toàn dãy núi Sahyadris












Đường sắt Dabhoi, Gujarat. Là giao lộ được cho là đông đúc, tấp nập nhất thế giới nhưng giờ chỉ phủ toàn bụi bặm, bỏ hoang.




















Đường sắt ở thung lũng Kangra, vùng Punjab và Himachal Pradesh.













Tuyến đường sắt ở dãy núi Aravalli, Rajasthan. Hai tuyến đường sắt, kết nối Mavli đến Marwar và Udaipur đến Dungarpur được xây dựng vào năm 1936 và 1960.













Hình ảnh trên tuyến tàu hỏa ở thung lũng Barak, nối liền Silchar. Phía đông thị xã Assam tới thành phố Lumding, thuộc bang Assam. Đường sắt được xây dựng để kết nối các khu vườn trồng trà xanh ở bang Assam tới cảng Chittagong. Nó được đưa vào sử dụng từ năm 1903, nhưng đến năm 1947 một phần liên kết tới biển đã bị cắt đoạn và từ đó, đường sắt rơi vào trạng thái đìu hiu.













Đường sắt Shakuntala, ở Maharashtra. Chạy từ Yavatmal tới Murtijapur, có hai chuyến, mỗi tàu chỉ có 4 toa. Đến nay, tuyến đường này chủ yếu chỉ có người Korku và Gond sử dụng vào mục đích nông nghiệp.













Xe máy băng qua đường sắt Shakuntala, ở Maharashtra. Cũng từng có kế hoạch kéo dài tuyến đường sắt này tới tận Chikaldara, cách Achalpur 19 dặm nhưng cuối cùng nó không được hiện thực hóa vì sự gia tăng của xe ô tô và nhiều loại phương tiện đa dụng khác.













Đường sắt Darjeeling Himalayan ở Tây Bengal Được xây dựng để kết nối các đồn điền chè Darjeeling tới Calcutta. Là đường sắt trên núi nổi tiếng nhất ở Ấn Độ cũng là lâu đời nhất. Nó được hoàn thành năm 1878. Nhà văn nổi tiếng của Mỹ, Mark Twain từng viết cuộc hành trình tại Rang Tong đi xuyên qua rừng rậm là khoảng thời gian "thú vị nhất mà tôi đã trải qua trên trái đất."













Đường sắt trên núi Kalka-Shimla ở vùng Haryana và Himachal Pradesh. Nó nối liền Kalka tới Shimla. Nó cũng đi qua trên 800 cây cầu lớn nhỏ với những vòng cung ngoằn ngoèo. Nơi đây nổi tiếng với loại hình xe cưới bằng ngựa kéo sang trọng và cả phòng riêng cho các đôi vợ chồng mới cưới đi trăng mật.





<em style="margin: 0px; padding: 0px; border: 0px; outline: 0px; vertical-align: baseline; ">Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin The Guardian, một nhật báo lớn được phát hành hàng ngày ở Vương quốc Anh.[/I]

<strong style="margin: 0px; padding: 0px; border: 0px; outline: 0px; vertical-align: baseline; ">Thanh Nga (lược dịch)

Theo infonet[/B]
</header>

Theo dulich.vn