Kết quả 1 đến 2 của 2

Chủ đề: Du lịch Bến Tre

  1. #1

    Du lịch Bến Tre

    Tổng hợp thông tin du lịch Bến Tre, cách đến Bến Tre, các điểm du lịch ở Bến Tre, ăn uống và ngủ nghỉ ở Bến Tre



    Bến Tre là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long, tiếp giáp với biển Đông, có bờ biển dài 60 km. Phía bắc giáp Tiền Giang, phía tây và tây nam giáp Vĩnh Long, phía nam giáp Trà Vinh. Thị xã Bến Tre cách Thành phố Hồ Chí Minh 85 km.

    Các điểm đến hấp dẫn khi đi du lịch Bến Tre

    Bến Tre vùng đất của xứ dừa, một vùng đất bình yên và đầy thơ mộng với những con đường làng rợp mát bóng mát dừa xanh, đã không biết bao lần níu chân du khách. Cầu Rạch Miễu khánh thành năm 2009, cầu Hàm Luông năm 2010 đã giúp Bến Tre thoát khỏi sự khó khăn của một ốc đảo ”qua sông phải lụy phà, lụy đò”. Những nét đẹp thơ mộng của xứ dừa Bến Tre, với sự đi lại rất dễ dàng hiện nay, hy vọng du khách sẽ không ngần ngại đến nơi đây. Hiện tại từ thành phố Hồ Chí Minh đến Bến Tre rất gần, vượt qua chặng đường 85 km chỉ mất khoảng 90 phút là sẽ đến với quê hương xứ dừa Đồng Khởi thân thương.Cồn Phụng (Cồn Đạo Dừa)




    Vị trí: Khu du lịch Cồn Phụng nằm trên một cù lao nổi giữa sông Tiền thuộc xã Tân Thạch, huyện Châu Thành, ngay cửa ngõ tỉnh Bến Tre, cách trung tâm Tx. Bến Tre 12km (đường bộ) và 25km (đường sông).

    Đặc điểm: Cồn Phụng có diện tích 50ha, dân cư sống chủ yếu bằng nghề làm đồ thủ công mỹ nghệ từ cây dừa và trồng cây ăn trái.

    Đến Cồn Phụng du khách có thể đi xuồng máy dọc cồn thăm các cơ sở sản xuất kẹo dừa, sản xuất đồ lưu niệm từ cây, vỏ trái dừa... lên xe ngựa thăm vườn cây ăn trái, dừng chân ngồi nghỉ dưới ngôi nhà lợp lá dừa để uống trà với mật ong và quất, thưởng thức các món ăn trái cây miền nhiệt đới, nghe nhạc đờn ca tài tử.

    Cồn Phụng có di tích Đạo Dừa trên diện tích chừng 1.500m², hiện được bảo tồn nguyên trạng các hạng mục kiến trúc được xây dựng từ thời giáo chủ Đạo Dừa là Nguyễn Thành Nam: sân 9 con rồng; tháp Hoà bình (cửu trùng đài) - nơi ông Đạo Dừa ngồi giảng kinh pháp và truyền bá đạo giáo, toà tháp có kiến trúc lạ mắt với những mảng đắp chạm rồng, phượng được gắn bằng những mảnh vỡ của bát đĩa, ấm chén; một đỉnh lớn. Nguyễn Thành Nam tự xưng là "Xứ giả của hòa bình", chủ trương mang lại hoà bình từ mọi tôn giáo, sống bằng hoa trái (không ăn các sản vật khác).

    Tại đây có nhiều món đồ lưu niệm: từ những chiếc mặt nạ xanh đỏ, khung ảnh, chiếc xe ba gác, đến đồ dùng nhà bếp như chén, bát, muỗng, thìa... hầu hết được chế tác từ dừa.

    Cồn Qui



    Vị trí
    : Cồn Qui - một cồn đất rộng 65ha, nằm trên sông Tiền Giang giữa 2 xã Tân Thạch và Quới Sơn thuộc huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre, cách trung tâm Tx. Bến Tre 22km đường sông.

    Đặc điểm
    : Trên Cồn Qui là các khu vườn trồng cây ăn trái như: sa-pô-chê, nhãn, bưởi... Dạo chơi sông Tiền, du khách thường ghé vào Cồn Qui để thưởng thức trái cây thơm ngon và các loại tôm cá.

    Cồn Qui là cồn nhỏ nhất của Bến Tre, được khai thác từ những năm đầu thập kỷ 1960. Vào năm 1955, ông Phạm Cao Thăng là người đầu tiên đến đây khai hoang lập ấp. Ông trồng nhiều cây bần để giữ đất không bị trôi. Hàng năm, nhờ lượng phù sa bồi đắp nên Cồn Qui ngày càng được mở rộng. Vì vậy, ngày càng có nhiều hộ dân đến đây sinh sống và khai thác đất trồng hoa màu và nhiều loại cây ăn trái.

    Là vùng đất mới nên Cồn Qui vẫn còn giữ được những nét hoang sơ. Những bông bần trắng tím là đà mặt nước, đung đưa trong gió. Những rặng dừa nước xanh um chạy dọc triền sông đến hút mắt, lả lơi trong sóng. Những mái nhà lá đơn sơ thấp thoáng trong những vườn cây nặng trĩu trái. Những cô thôn nữ mặc áo bà ba, quẫy mạnh mái chèo hoặc điều khiển máy đuôi tôm chở trái cây ra chợ bán...

    Ngồi trong các gian nhà sàn rộng rãi, đa số là thủy tạ, của nhà hàng du lịch Quê Dừa lồng lộng gió thổi, du khách có thể thư thái ngắm nhìn đám lục bình nở bông tím ngát, đẹp đến nao lòng. Các nhà ăn cất bằng tre lá nhưng đầy đủ tiện nghi với những món ăn đặc sản, dân dã đặc sắc như: cá bông lau nấu canh chua bần với rau muống đồng; cá điêu hồng hấp nấm mối với bông bí; cá rô, cá kèo hoặc cá lóc kho tộ. Du khách có thể vừa ăn trái cây mới hái, hớp ngụm trà mật ong (mật ong khai thác tại vườn) vừa nghe tiếng đờn ca tài tử réo rắt. Đờn ca tài tử tồn tại cùng năm tháng trên đất Bến Tre, ngày càng phát triển như điểm tô thêm nét duyên dáng cho vùng sông nước này.

    Cồn Ốc (Cồn Hưng Phong)




    Vị trí: Cồn Ốc thuộc xã Hưng Phong, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre, cách Tx. Bến Tre khoảng hơn 10km.

    Đặc điểm: Cồn Ốc dài 8,3km, rộng hơn 1km. Trên Cồn có nhiều vườn dừa và vườn cây ăn quả.

    Cũng giống như ở các cù lao An Bình (Vĩnh Long), Cồn Thới Sơn (Tiền Giang), Cồn Ốc phối hợp với các điểm du lịch khác tạo thành một chương trình du lịch đa dạng đưa du khách đến thăm quan và tìm hiểu cuộc sống của dân miệt vườn.

    Cồn Tiên


    Vị trí: Cồn Tiên ở trên sông Hàm Luông thuộc xã Tiên Long, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre, cách trung tâm Tx. Bến Tre 23km (đường bộ), 15km (đường sông).

    Đặc điểm: Cồn Tiên có diện tích 7ha, là một bãi cát đẹp.

    Hàng năm vào ngày 5 tháng 5 âm lịch, hàng vạn người đến tắm và vui chơi. Khu này dự kiến sẽ liên doanh xây dựng thành làng du lịch trong tương lai.
    Làng du kích Đồng Khởi


    Vị trí: Làng du kích Đồng Khởi thuộc xã Định Thủy, huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre, cách Tx. Bến Tre 15km

    Đặc điểm:
    Làng du kích Đồng Khởi là nơi nổi dậy đầu tiên của phong trào Đồng Khởi năm 1960.

    Ở đây có nhà triển lãm tất cả các loại vũ khí thô sơ tự tạo trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ. Bến Tre đang xây dựng khu di tích Đồng Khởi để tái tạo lại hình ảnh của một làng đã từng là cái nôi cách mạng của miền Nam.

    Mộ Nguyễn Đình Chiểu

    Vị trí:
    Mộ Nguyễn Đình Chiểu thuộc xã An Đức, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre.

    Đặc điểm: Mộ Nguyễn Đình Chiểu được nhân dân Bến Tre xây dựng để tưởng niệm Ông.

    Nguyễn Đình Chiểu là nhà thơ yêu nước nổi tiếng của miền Nam và cả nước. Ông sinh ra tại Gia Định (nay thuộc thành phố Hồ Chí Minh). Năm 1861, Cần Giuộc thất thủ ông về Ba Tri ở ẩn và mất tại đó năm 1888. Đền thờ ông được xây năm 1969. Hàng năm, vào ngày 1 tháng 7 (ngày sinh của ông), nhân dân huyện Ba Tri nói riêng và toàn tỉnh Bến Tre nói chung thay mặt đồng bào cả nước tổ chức lễ dâng hương tưởng niệm nhà thơ rất trang trọng.

    Trích từ chuyên trang Du lich Ben Tre

  2. #2
    Đi Bến Tre như thế nào?

    Từ Sài Gòn tới Bến Tre khoảng 1,5 tiếng tới 2 tiếng chạy xe ô tô. Đi theo đường cao tốc hết khoảng 1,5 giờ. Một số hãng xe khách đi Bến Tre từ Sài Gòn.

    Nhà xe Hồng Phượng. Lịch trình : Sài Gòn – Bến Tre – Ba Tri – Cảng Tiệm Tôm. Giờ xuất bến Sài Gòn : 7h-10h-12h-15h Ba Tri 5h-7h-12h-15h. Liên hệ đặt chỗ: 08.39613794 – 0913 965242 – 075 3857785

    Nhà xe Thảo Châu: Chạy tuyến Sài Gòn – Bến Tre, có các loại xe loại 15 chỗ và 29 chỗ.

    Tại Sài Gòn: đón trả khách tại trạm 182 Sư Vạn Hạnh phường 9 Quận 5 (gần tới đường Trần Phú) và quầy vé 16 bến xe miền Tây. Điện thoại 08.3835.1917 – 38339954, di động 0903.337.600. Giờ khởi hành tại trạm:5h-6h-7h-7h30-8h30-9h30.
    Tại Bến Tre: 122A Nguyễn Thị Định-Phú Tân – TP Bến Tre. Điện thoại (075) 3.837.837 -382.2802 – 381.5565. Giờ khởi hành 3h30-4h-5h-6h30-7h30-8h30-9h30-10h30-11h30-15h30-16h30 – 17h30 – 18h30.

    Xe Thịnh Phát: Chạy tuyến Sài Gòn – Bến Tre, Xe loại 15 chỗ, đưa đón tận nơi (có phụ thu).

    Tại Sài Gòn: xe khởi hành tại 25A Sư Vạn Hạnh, phường 9 quận 5 (đối diện công viên Hòa Bình-góc ngã tư Hùng Vương-Sư Vạn Hạnh). Xe chạy từ 5h sáng tới 18h30, mỗi tiếng lại có xe chạy. Liên hệ đặt chỗ 08.3830.3042 – 0913.965.050.
    Tại Bến Tre: xe khởi hành tại 82A KP2 P.Phú Khương QL60 TX Bến Tre (gần trường trung học Nguyễn Đình Chiểu). Giờ khởi hành 3h30-4h30-5h-6h-7h-8h-9h-10h-11h-12h-12h45-13h30-14h30-15h30-16h30-17h30. Điện thoại (075) 356.1561 – 382.9317 – 382.4862

    Chơi gì ở Bến Tre

    Về với Bến Tre bạn nên thăm những khu Du lịch Sinh Thái, nơi có nhiều hoạt động giúp bạn khám phá vẻ đẹp sông nước miền Tây, cũng như hòa nhập với thiên nhiên con người Bến Tre. Một trong những khu du lịch sinh thái không thể bỏ qua là:

    Khu du lịch sinh thái cồn Thới Sơn, thưởng thức trái cây và đờn ca tài tử, cách làm kẹo dừa.
    Cồn Phụng, tìm hiểu về Đạo dừa, tiểu sử của Ông đạo dừa.

    Một số gợi ý khi tới Bến Tre

    Dạo qua Chợ trái cây vào lúc 17h (đường Hùng Vương) và đi bộ sang bên kia sông trên cây cầu gỗ.
    Đến lò kẹo dừa Thanh Long ở Phường Phú Khương xem người ta làm kẹo rồi tranh thủ vài viên kẹo nóng, nó ngon hơn rất nhiều so với kẹo đóng gói. Tuy nhiên, nếu muốn mua làm quà hãy mua kẹo dừa Tuyết Phụng (Gần đài Truyền hình), vì kẹo dừa Mỏ Cày mới là loại ngon nhất.
    Khoảng 4h đến 5h sáng hãy thức dậy sớm ra Hồ Trúc Giang để nhìn những người già, em nhỏ tập thể dục buổi sáng. Sau đó ra Chợ Bến Tre hoặc chợ Đầu mối Nông Sản (Phường 8) để cảm nhận 1 ngày nhộn nhịp. Rồi chạy thẳng lên Cầu Bến Tre 1 ngắm Bình Minh.
    Đến quán cafe cóc đối diện Nhà hàng Bến Tre nằm đong đưa trên võng mà thưởng thức 1 trái dừa xiêm.
    Vào Viện Bảo Tàng để tìm hiểu thêm về lịch sử của Tỉnh Bến Tre, kiến trúc Pháp của Bảo tàng vào ảnh thì khỏi chê.
    Nếu ở khách sạn Hàm Luông, buổi tối bạn nên lên sân thượng của Khách sạn Hàm Luông uống cafe và ngắm con đường dọc bờ sông.




Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •