Trong ngành bán lẻ, việc quản lý hàng hóa rất phức tạp do nhiều dữ liệu cần phải ghi chép và xử lý, vì vật phần mềm quản lý khách hàng ra đời như một công cụ hỗ trợ đầy hữu ích cho hoạt động này. Phần mềm quản lý khách hàng không chỉ đơn giản hóa tối đa được công việc quản lý hàng hóa xuất nhập mà còn có thể hoạt động không ngừng nghỉ cũng như ít khi mắc sai lầm. Với sự cạnh tranh ngày càng khắc nghiệt của thị trường hiện nay, Phần mềm CRM đang trở thành lựa chọn không thể thiếu trong các doanh nghiệp, cửa hàng. Vậy những nguyên nhân nào khiến nó trở thành xu hướng hàng đầu của ngành bán lẻ? Hãy tìm hiểu qua bài viết sau.

>>> Xem thêm : Quản lý đơn hàng - Tiện ích to lớn khi quản lý khách hàng bằng phần mềm

Thông tin khách hàng lưu trữ trong phần mềm sẽ được sử dụng trong các đợt khuyến mãi, marketing qua hình thức sms, gọi điện. Giải pháp khuyến khích mua hàng phổ biến hiện nay là tích điểm thưởng dựa trên số tiền hàng mà họ đã mua. Khách hàng thân thiết là tên gọi nhằm vinh danh những người đã mua hàng với số lượng lớn và là khách hàng thường xuyên, hình thức tri ân là ưu đãi như giảm giá khi mua hay tặng quà.

Nhờ vào sự linh động của phần mềm mà chỉ với chiếc iphone hay ipad nhỏ gọn bạn đã có thể quản lý khách hàng dễ dàng, việc kiểm tra hóa đơn hay truy xuất dữ liệu trở nên đơn giản hơn bao giờ hết. Thông tin lưu trữ trong phần mềm được bảo vệ nhiều lớp nhờ vào hệ thống điện toán đám mây, một trong những xu thế toàn cầu hiện nay.



Kiểm soát thuận tiện ở nhiều nơi là một tính năng ưu việt khác của phần mềm, bạn ở ngoài trời tại các hội chợ hay đang đi công tác xa nhà thì chỉ cần 1 chiếc điện thoại có cài đặt phần mềm, với tính năng đồng bộ hóa bạn sẽ dễ dàng kiểm soát dữ liệu và giao dịch.

Mỗi khi bạn xuất hàng khỏi kho phần mềm sẽ tự động khấu trừ số lượng, điều này giúp bạn kiểm soát dễ dàng lượng hàng còn lại và không phải tìm kiếm vất vả để kiểm lại hàng nữa. Tăng tốc độ xử lý hóa đơn: Theo cách làm truyền thống thì nhân viên sẽ phải tính toán rồi viết tay ra các tờ hóa đơn, điều này ngược lại đối với phần mềm khi nó tự tính toán và in ra theo form có sẵn.

Lưu trữ tất cả lịch sử bán hàng: Dữ liệu về các lần giao dịch không bị mất đi mà được lưu ngược trở lại bộ nhớ, điều này giúp thuận tiện khi muốn điều tra lại các giao dịch cũ. Báo cáo số liệu tức thời: Cung cấp số liệu về doanh thu ngày, giờ nhằm giúp người quản lý có sự đánh giá chính xác về hiệu quả của hoạt động kinh doanh.

Cho biết mặt hàng bán chạy: Không chỉ có thể thống kê được mặt hàng bán chạy nhất mà còn có thống kê được nhân viên bán được nhiều nhất từ đó có hình thức khen thưởng kịp thời.

Với tất cả các thông tin về doanh thu và hóa đơn đã được lưu trữ thì chỉ cần truy xuất ở phần mềm bạn đã có tất cả các thông tin cần thiết. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại phần mềm thuộc các nhà cung cấp khác nhau, để lựa chọn được phần mềm ưng ý và hoạt động hiệu quả bạn nên dựa trên những tính chất đặc thù của công ty, doanh nghiệp mình.

>>> Xem thêm : Quản lý đội ngũ bán hàng - những ly do nên sử dụng phần mềm quản lý khách hàng